Cách nấu lẩu hải sản đơn giản mà thơm ngon, vừa miệng

CEO Kenvin LK
Lẩu hải sản là món ăn được nhiều người yêu thích. Vậy cách nấu lẩu hải sản có dễ không? Nguyên liệu để nấu lẩu hải sản gồm những gì? Cùng Góc của mẹ xem...

Lẩu hải sản là món ăn được nhiều người yêu thích. Vậy cách nấu lẩu hải sản có dễ không? Nguyên liệu để nấu lẩu hải sản gồm những gì? Cùng Góc của mẹ xem chi tiết về cách nấu món lẩu hải sản qua bài viết dưới đây.

Lẩu hải sản là gì?

lẩu hải sản Lẩu hải sản là gì?

Lẩu hải sản nằm trong top những món lẩu được người Việt yêu thích. Cách nấu lẩu hải sản vừa đơn giản dễ làm mà cũng phù hợp với sở thích của nhiều người. Hơn nữa, lẩu hải sản chiếm được sự ưa chuộng như vậy còn nhờ vào độ ngọt của nước lẩu do hải sản được nấu chín trong lẩu. Khi ăn kết hợp với các loại nấm, rau ăn lẩu mang đến món ăn rất ngon.

Lẩu hải sản ăn rau gì thì ngon?

lẩu hải sản Lẩu hải sản ăn rau gì thì ngon?

Có rất nhiều cách biến tấu món lẩu hải sản tùy theo vùng miền và theo sở thích của người ăn. Nấu lẩu hải sản thông thường 3 phần nguyên liệu chính là hải sản, rau ăn kèm, mì (hoặc bún). Ăn kèm với lẩu là các loại rau: rau muống, rau cải thảo… hay các loại nấm: nấm hương, nấm đông cô, nấm kim châm.

Rau muống là loại rau phổ biến trong bữa ăn của mỗi gia đình Việt. Rau muống với đặc điểm có độ giòn, ăn trong nẩu hải sản thường dùng phần gọn và bỏ lá. Phần ngọn được chẻ nhỏ để ăn khi nhúng lẩu.

Rau cải thảo khi cho vào trong nẩu hải sản rau cải thảo có độ mềm ngon, không bị mất mùi vị. Ăn cùng lẩu làm giảm cảm giác bị ngán.

Các loại nấm hầu hết phù hợp để ăn trong nhiều món lẩu. Nấm có vị ngon, ngọt, cung cấp nhiều dưỡng chất. Nấm ăn kèm lẩu hải sản cũng mang tới vị ngọt tự nhiên từ rau củ quả cho món lẩu.

Chuẩn bị nguyên liệu để nấu lẩu hải sản

lẩu hải sản Chuẩn bị nguyên liệu để nấu lẩu hải sản

Để nấu lẩu hải sản cần chuẩn bị các nguyên liệu để chế biến như sau:

  • Tôm sú hoặc tôm tươi khoảng 400gr (tùy theo số người ăn mà tăng hay giảm)
  • Mực tươi tầm 200gr
  • Nghêu sạch 500gr
  • Cá lăng khoảng 300gr
  • Xương cục hoặc xương ống từ 500gr - 1kg
  • Rau ăn cùng lẩu: rau muống, rau cải thảo..
  • Khoai môn 1 củ, đậu phụ
  • Các loại nấm: nấm kim châm, nấm đông cô…
  • Các loại rau, củ gia vị: ngô, dứa chín, gừng, xả, chanh, nước mắm, sa tế
  • Đồ ăn kèm: bún hoặc mì tôm

Sơ chế nguyên liệu để nấu lẩu hải sản

lẩu hải sản

4.1. Chuẩn bị hải sản

  • Tôm mua về rửa sạch, loại bỏ bớt râu trên đầu và cho ra đĩa
  • Mực làm sạch sẽ, thái thành từng lát mỏng dày khoảng 1 - 2 cm. Xếp ra đĩa trong sao cho đẹp mắt.
  • Cá mua về rửa sạch với muối, để ráo nước. Sau đó thái thành các lát mỏng rồi ướp với nước mắm, hạt tiêu, gừng, sả.
  • Nghêu sạch mua về rửa lại bằng nước. Để khô nước rồi xếp ra đĩa.

4.2. Chuẩn bị các nguyên liệu khác

  • Các loại nấm thì bỏ bao bì, rửa sạch, cắt lát thành từng miếng vừa ăn. Nấm kim châm thì cắt bỏ phần gốc nấm. Bày ra đĩa để ăn kèm cùng lẩu.
  • Rau nhặt sạch gốc, ngắt rau có độ dài vừa ăn. Rửa sạch, để ráo nước rồi cho ra đĩa.
  • Khoai môn gọt vỏ, thái vừa miếng. Ngô thái nhỏ, dứa gọt vỏ thái miếng vừa phải.

Cách nấu lẩu hải sản

lẩu hải sản

5.1. Chuẩn bị nước dùng trong lẩu

  • Trong cách nấu lẩu hải sản thì bí quyết mang tới sự thơm ngon của món ăn chính là từ nước dùng. Xương ống sau khi mua về rửa sạch, trần qua một lần nước cho sạch trong vòng 3 phút.
  • Chuẩn bị 4 - 5 lít nước rồi cho xương vào ninh. Cho thêm một số gia vị như gừng, xả, ngô, dứa vào ninh cùng. Nước lẩu ninh trong vòng 2 - 3 tiếng cho nhừ.

5.2. Cách nấu lẩu hải sản

  • Chuyển nước ninh xương từ nồi to qua nồi điện để ăn lẩu. Ăn lẩu hải sản thì tốt nhất nên dùng bếp từ hoặc bếp điện vừa đảm bảo an toàn, vừa có đồ ăn nóng khi thưởng thức. Bày rau ăn kèm, bún (mì tôm), hải sản đã sơ chế xung quanh để thuận tiện nhúng lẩu.
  • Đun nước sôi thì bắt đầu cho hải sản vào nồi. Tùy theo sở thích mà nhúng loại nào vào trước. Nên để thức ăn chín kỹ mới nên ăn. Để tăng hương vị của nẩu hải sản có thể cho thêm sa tế vào nẩu.

Cách chọn nguyên liệu để nấu lẩu hải sản ngon

lẩu hải sản

6.1. Cách chọn hải sản tươi ngon

  • Tôm, nghêu còn phải sống. Tôm còn tỉnh, không bị ngất hay nằm im. Nghêu thì khép chặt miệng, không có mùi lạ.
  • Mực nhìn tươi ngon, không có mùi khó chịu, hay mùi hắc của hóa chất. Mực có màu trắng trong trông tự nhiên.
  • Cá tươi ngon có màu trắng hơi hồng hoặc đỏ hồng.

6.2. Cách chọn rau ngon ăn cùng lẩu hải sản

  • Các loại rau không bị dập nát, không héo. Nếu rau để lâu ngày thường không tươi, lá rau bị rũ lại.
  • Rau có cành tươi, màu lá xanh mướt.

Mẹo vặt trong cách nấu lẩu hải sản

lẩu hải sản

  • Nước dùng để ăn lẩu: đây được coi là yếu tố quan trọng tạo nên độ ngon của món lẩu hải sản. Nước lẩu nên trong không có vẩn đục, khi ăn có vị ngọt tự nhiên. Bên cạnh đó, nước lẩu cũng có vị thơm của các gia vị cho thêm vào như gừng, sả.
  • Trong lẩu hải sản, hải sản là món ăn chính. Vì thế, nên chọn mua hải sản còn tươi như vậy không làm mất đi độ ngon khi ăn. Rửa sạch các loại hải sản để loại bỏ hoàn toàn mùi tanh, đất bẩn có lẫn bên trong.
  • Các loại rau ăn kèm lẩu ngoài những loại rau ăn thông thường như rau muống, rau cải thảo… có thể mua thêm các loại rau theo mùa để ăn thêm cùng trong khi nấu lẩu hải sản để không bị ngán.

Kết luận

cách nấu lẩu hải sản

Với các nguyên liệu đơn giản và dễ mua, cách nấu lẩu hải sản cũng đơn giản nên đây là món lẩu được nhiều người yêu thích. Hi vọng rằng qua bài viết trên, mọi người đã có công thức và bí quyết để nấu được lẩu hải sản thơm ngon.

1