Vịt muối món ăn lạ vị
Vịt là món ăn có từ lâu đời và phổ biến tại Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới. Các món ăn từ vịt không chỉ ngon miệng mà còn rất bổ dưỡng thích hợp với tất cả mọi người. Một trong những cách chế biến nguyên sơ nhất đó là thịt vịt hấp. Để biết cách hấp thịt vịt ngon hãy vào bếp cùng Thực phẩm 29 nhé!
Chuẩn bị nguyên liệu để làm món vịt hấp
Thịt vịt hấp rất dễ chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như: Vịt hấp gừng, vịt hấp sả, vịt hấp lá mắc mật...Tuỳ vào loại nguyên liệu để hấp kèm thịt vịt mà mỗi món có một hương vị riêng. Thay vì hấp vịt như thông thường hãy thử làm món vịt hấp lá mắc mật xem sao.
Các nguyên liệu cần có:
- Thịt vịt: 1 con
- Lá mắc mật
- Gừng
- Tỏi
- Bia lon
- Dấm ăn
- Nước tương
- Ớt tươi
- Gia vị chủ yếu như: Muối, đường...
Riêng vịt và lá mắc mật hầu như ở chợ nào cũng có bán nên bạn có thể tìm mua dễ dàng. Cùng xem các bước thực hiện món vịt hấp trong phần tiếp theo.
Bật mí cách hấp vịt ngon, mềm, ngọt ăn là mê
Vịt hấp thì cách làm khá đơn giản. Tuy nhiên quá trình hấp như thế nào mới quan trọng. Để thịt vịt hấp gừng vừa thơm, vừa ngon mềm thì bạn nên làm theo các bước sau:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu Sơ chế vịt: Mua vịt đã được làm sẵn sẽ tiện lợi hơn hoặc mua vịt sống thì có chỗ nhổ lông, làm vịt. Sau đó bạn cần khử mùi hôi của vịt như sau: Rửa vịt với giấm ăn, rượu trắng với gừng hoặc có thể dùng chanh chà xát khắp mình vịt. Rửa lại với nước cho sạch rồi để ráo.
Sơ chế nguyên liệu phụ: Lá mắc mật nhặt lấy những lá xanh, không hỏng đem rửa sạch rồi để ráo. Tiếp theo đem cắt nhỏ một nửa, còn một nửa để nguyên. Củ gừng tươi thì bạn cạo vỏ, rửa sạch đem đập dập.
Bước 2: Ướp vịt trước khi hấp Vịt hấp cũng cần phải ướp gia vị và nguyên liệu để món ăn thơm mùi đặc trưng. Cách làm hỗn hợp ướp đó là cho phần lá mắc mật đã cắt nhỏ trộn chung với gừng, nước tương, bột ngọt. Trộn đều hỗn hợp trên.
Đem hỗn hợp vừa trộn xong gói vào bụng vịt. Chú ý là bạn có thể dùng tăm để ghim bụng vịt để nguyên liệu không bị rơi ra ngoài.
Bước 3: Chuẩn bị để hấp vịt Lấy một cái nồi sâu và vừa bỏ vịt, lót lá mắc mật còn lại xuống kín đáy nồi. Tiếp theo đặt con vịt vào trên lớp lá này. Đổ thêm ít bia vào để vịt thơm và mềm hơn.
Bước 4: Hấp vịt Bắc nồi lên bếp để hấp vịt. Nên để lửa nhỏ tránh việc thịt vịt chín không đều, bên trong thì sống mà bên ngoài thì chín. Đun lửa hấp khoảng 1 giờ đồng hồ để vịt chín tới. Bạn có thể dùng đũa đâm vào thịt vịt để kiểm tra vịt chín chưa nhé.
Vịt hấp đã hoàn thành
Bước 5: Thành phẩm Khi vịt hấp chín rồi thì nhấc nồi xuống, vớt vịt ra để ráo và nguội. Chuẩn bị dĩa, đem chặt vịt thành miếng vừa ăn rồi xếp vào dĩa theo hình vịt cho đẹp mắt.
Như vậy món vịt hấp đã hoàn thành rồi. Vịt hấp lá mắc mật vừa ngon, bổ dưỡng mà lại không béo, giữ lại được hoàn toàn chất dinh dưỡng. Vịt mềm hơn và ngọt hơn nhiều so với vịt luộc.
Bạn có thể chuẩn bị rau thơm ăn kèm gồm: Rau húng, rau mùi, chuối chát, xoài chua, dưa leo. Làm thêm chén nước mắm gừng ngon để chấm thì tuyệt vời phải biết.
Nếu bạn muốn ăn các loại vịt hấp mà không có thời gian chuẩn bị, nấu nướng. Hãy đến với Thực phẩm 29 để thưởng thức nhanh chóng, ngon miệng. Chất lượng đồ ăn ngon, an toàn vệ sinh, phục vụ tận tình và đặc biệt giá cả lại phải chăng. Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ bạn.