Trứng vịt lộn hay hột vịt lộn là một món ăn đường phố phổ biến tại Việt Nam và Trung Quốc. Món ăn này được chế biến thành nhiều món ngon như lẩu, xào me, um bầu... Lẩu trứng vịt lộn là sự kết hợp giữa trứng vịt lộn, rau củ, và nước sốt để tạo nên hương vị đặc trưng. Món ăn này cung cấp khoảng 180 kcal cùng hàm lượng chất béo, vitamin A, B1, C tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, lẩu còn chứa hàm lượng đạm cao, giúp tăng cân và bổ sung năng lượng nhanh. Bạn chỉ cần lựa chọn nguyên liệu tươi ngon và nấu theo cách chuẩn để có món lẩu thơm phức trong những ngày đông lạnh giá.
Hé lộ cách nấu lẩu trứng vịt lộn chua cay cho bữa tối trọn vị
Thưởng thức món lẩu trứng vịt lộn là một trải nghiệm thú vị mà bạn không nên bỏ qua. Để học cách nấu lẩu trứng vịt lộn ngon hết nước chấm, chị em cần lưu lại công thức sau đây.
2.1. Chuẩn bị nguyên liệu
Bước đầu tiên, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau để nấu lẩu hột vịt lộn:
- Hột vịt lộn: 10 trái
- Tôm: 200gr
- Xả cây: 10gr
- Cà chua: 10gr
- Giềng: 5gr
- Ớt: 5gr
- Thơm: 10gr
- Hành tím: 10gr
- Gốc ngò: 10gr
- Nước cốt me: 1/2 chén
- Lá chanh: 4 lá
- Hạt nêm: 4 muỗng
- Đường: 3 muỗng
- Nước mắm: 2 muỗng
- Bột ngọt: 1 muỗng
- Rau: ít
2.2. Sơ chế nguyên liệu
Sau khi mua về, sơ chế nguyên liệu để loại bỏ chất bẩn và tạp khuẩn:
- Rửa sạch trứng vịt lộn, luộc chín, bóc vỏ và bỏ phần trứng vào bát.
- Tôm rửa sạch, xay nhuyễn, và lấy nước tôm.
- Rửa sạch xả cây, cà chua, thơm, riềng, và cắt thành khúc nhỏ.
2.3. Cách nấu lẩu trứng vịt lộn
Cách nấu lẩu trứng vịt lộn chú trọng nhất là phần pha nước dùng. Đầu tiên, bạn cho xả cây, cà chua, thơm, riềng, ớt, hành tím, ngò vào đảo đều cùng dầu ăn. Khi đã dậy mùi thơm, tiếp tục đổ thêm 1 lít nước lọc vào nấu. Sau đó, bạn cho thêm 1/2 chén nước cốt me và nước tôm vào nồi. Đun đến khi nước sôi đều thì nêm nếm gia vị vừa ăn.
2.4. Thành phẩm
Nước dùng sau khi nấu xong có mùi thơm đặc trưng của sả, lá chanh và vị chua ngọt hòa quyện. Lẩu trứng vịt lộn có thể ăn kèm với rau sống và các loại bún, mì.
Cách nấu lẩu trứng vịt lộn ngon, đơn giản
Cách nấu lẩu trứng vịt lộn có thể biến tấu thành nhiều công thức khác nhau. Với nguyên liệu đơn giản, dễ tìm, chị em nội trợ có thể vào bếp trổ tài món ngon khiến cả nhà thích mê.
3.1. Chuẩn bị nguyên liệu
- Dừa tươi: 1 trái
- Xương heo: 300g
- Thịt bò: 400g
- Các loại nấm
- Rau ăn kèm
- Tỏi, hành khô, sả
- Đậu hũ non
- Gia vị
- Trứng vịt lộn
3.2. Sơ chế nguyên liệu
Sơ chế nguyên liệu là bước quan trọng giúp loại sạch mùi hôi và chất bẩn bám trên thực phẩm. Cách làm như sau:
- Rửa sạch xương heo, thái thành miếng nhỏ vừa ăn. Thịt bò thái lát mỏng.
- Rau sống nhặt sạch, loại bỏ phần hư, héo úa. Nấm rửa sạch, xé nhỏ. Đậu phụ cắt thành miếng vừa ăn.
- Rửa sạch phần vỏ trứng vịt lộn, luộc chín rồi lột sạch vỏ.
3.3. Công thức chế biến lẩu trứng vịt lộn ngon bí truyền
Sau khi chuẩn bị và sơ chế nguyên liệu, bạn bắt đầu công đoạn nấu nước dùng. Đầu tiên, bạn phi thơm hành tím, sả, ớt với dầu ăn. Đổ vào nồi 500ml nước và cho hết phần xương heo, táo tàu vào ninh nhừ. Nêm nếm gia vị phù hợp với khẩu vị của gia đình.
Khi nước dùng sôi, bạn tiếp tục cho trứng vịt lộn đã lột vỏ vào nồi. Sử dụng muỗng vớt sạch lớp bọt để nước dùng thêm đẹp mắt. Tiếp tục cho sôi thêm 5 -10 phút thì tắt bếp, dọn ra bàn thưởng thức.
3.4. Thành phẩm
Bạn chuẩn bị bếp lẩu và bày biện rau, nấm, đồ ăn kèm lên bàn. Đặt nồi nước lẩu ở chính giữa. Khi ăn, tiếp tục cho thêm thịt bò, nấm, đậu hũ, rau ăn kèm vào thưởng thức. Cách nấu lẩu trứng vịt lộn không tốn nhiều thời gian nhưng hương vị chất lượng luôn làm thực khách hài lòng.
Hé lộ công thức nấu lẩu hột vịt lộn chuẩn miền Tây
Lẩu hột vịt lộn là món ăn ưa thích của người miền Tây. Cách nấu lẩu trứng vịt lộn ở đây cũng khá đặc biệt khi sử dụng cua đồng để nấu nước dùng.
4.1. Chuẩn bị nguyên liệu
Để nấu lẩu hột vịt lộn, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
- Trứng vịt lộn
- Cua đồng: 500gr
- Hành tây: 1 củ
- Cà rốt: 1 củ
- Mì tôm: 3 gói
- Rau ăn kèm: rau bí, rau cải đắng
- Gia vị
4.2. Sơ chế nguyên liệu
Nguyên liệu sau khi mua về cần sơ chế như sau:
- Lột vỏ hành tây, rửa sạch và cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn.
- Gọt vỏ cà rốt, rửa sạch, và cắt thành miếng nhỏ vừa ăn.
- Rửa sạch rau bí, rau cải đắng, và cắt thành miếng vừa ăn.
- Ngâm cua đồng trong nước muối khoảng 1 tiếng để loại bỏ chất bẩn. Rửa sạch cua với nước sạch, bóc lớp mai và cạo gạch.
4.3. Chế biến món lẩu
Đầu tiên, bạn cần nước cua đồng để nấu nước dùng lẩu. Cho toàn bộ phần cua vào cối xay nhuyễn. Đổ 1.5 lít nước lọc vào để lọc cua qua rây. Khi đó, bạn được 1.5 lít nước cua đồng xay.
Cho nước cua xay đã chuẩn bị cùng phần gạch cua, bột canh vào nồi đun sôi với lửa nhỏ. Khi nước sôi, dùng vá vớt phần gạch đã chín nổi trên bề mặt. Tiếp tục cho thêm cà rốt, hành tây đã cắt sẵn vào nồi. Nêm nếm gia vị vừa ăn. Lưu ý, bạn nên thường xuyên vớt lớp bọt bám trên bề mặt để nước dùng được trong.
Khi nước lẩu sôi, bạn cho thêm sa tế, tỏi phi vào trộn đều. Sau đó, bỏ phần trứng vịt lộn đã chuẩn bị vào nồi. Đợi nước sôi thêm 5 phút là có thể thưởng thức.
4.4. Thành phẩm
Nầu lẩu trứng vịt lộn có màu cam gạch đặc trưng của cua đồng và có vị ngọt thanh đậm đà. Bạn có thể thêm rau, mì tôm để ăn kèm cho đỡ ngán. Với cách nấu lẩu hột vịt lộn chuẩn vị miền Tây này, bạn sẽ có cho mình một bữa ăn ấm áp, thơm ngon trọn vị.
Lưu ý khi nấu lẩu hột vịt lộn ngon, không bị tanh
Nhiều người học cách nấu lẩu hột vịt lộn nhưng gặp phải tình trạng trứng bị tanh, khó ăn. Để hạn chế tình trạng này, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
-
Chọn trứng tươi: Hãy chọn trứng vịt lộn có vỏ bóng, không nứt và có màu vàng đậm đồng đều. Nhìn vào phần chóp của trứng, nếu chóp không mờ đục thì trứng vẫn tươi. Hạn chế lưu trữ trứng vịt lộn trong thời gian dài.
-
Sử dụng nước dừa và gừng: Luộc trứng vịt lộn bằng nước dừa tươi và gừng đập dập. Dừa có vị ngọt và giúp tăng vị ngọt cho trứng. Gừng tươi có tác dụng khử mùi tanh.
-
Ăn kèm với rau răm và gừng: Rau răm và gừng sẽ giúp giảm mùi tanh và kích thích vị giác, làm món ăn thêm ngon, hấp dẫn.
Những ai không nên ăn lẩu hột vịt lộn?
Cách nấu lẩu trứng vịt lộn đơn giản nên ai cũng muốn chế biến để đãi cả nhà. Tuy nhiên, có một số nhóm người không nên ăn món này vì ảnh hưởng đến sức khỏe:
-
Trẻ dưới 5 tuổi: Hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, khả năng chuyển hóa chất dinh dưỡng chưa tốt. Trứng vịt lộn chứa nhiều chất dinh dưỡng, ăn nhiều sẽ gây khó tiêu hóa.
-
Người mắc bệnh tim mạch: Hàm lượng chất đạm và cholesterol trong trứng rất cao. Ăn nhiều trứng vịt lộn có thể gây tăng cholesterol xấu trong máu, nguy hiểm cho tim mạch.
-
Người bị mỡ máu, gan nhiễm mỡ: Lượng đạm trong trứng gây tích tụ mỡ trong máu, làm tình trạng bệnh nặng hơn.
-
Người bị huyết áp cao: Chất đạm và cholesterol trong trứng là nguyên nhân khiến huyết áp tăng cao.
-
Người bị bệnh về gan, tì vị: Trứng vị lộn có tính hàn, có thể gây đầy hơi, khó tiêu, đau bụng.
-
Người muốn giảm cân: Dưỡng chất trong trứng vịt lộn rất cao và dễ gây tăng cân.
Lẩu trứng vịt lộn không chỉ bổ dưỡng mà còn có hương vị đặc trưng. Nếu bạn không thuộc nhóm người trên, hãy tự thưởng cho mình những bữa lẩu ấm cúng bên gia đình và người thân. Tuy nhiên, đừng ăn quá nhiều trứng vịt lộn cùng lúc để tránh tác dụng phụ.