Vào những ngày thời tiết se lạnh hoặc cuối tuần, lẩu thập cẩm là món ăn tuyệt vời để cả nhà cùng đổi vị. Nếu bạn đang tìm cách nấu lẩu thập cẩm, hãy tìm hiểu ngay nguyên liệu và cách nấu trong bài viết này của bTaskee.
Nguyên liệu của lẩu thập cẩm
Vì là "thập cẩm", lẩu thập cẩm không có ràng buộc về nguyên liệu. Bạn có thể sáng tạo với các nguyên liệu có sẵn trong nhà để biến tấu lẩu theo sở thích của mình.
Lẩu thập cẩm gồm những gì? Nguyên liệu chính của lẩu thập cẩm
Có 3 loại lẩu thập cẩm phổ biến nhất là lẩu bò, lẩu gà và lẩu hải sản.
-
Lẩu gà thập cẩm gồm có thịt gà, tim, gan lợn,...
-
Lẩu bò thập cẩm gồm có thịt bò, gân bò, lá lách, lòng bò, đậu phụ,...
-
Lẩu hải sản thập cẩm gồm có mực, tôm, ngao, bạch tuộc, nghêu, sò,...
Rau nhúng lẩu thập cẩm
Không ít người thắc mắc lẩu thập cẩm sẽ có những loại rau nhúng nào? Thực chất, ăn lẩu mà không có rau sẽ khiến bạn dễ ngấy và nhanh no. Dưới đây là các loại rau gợi ý bạn có thể tham khảo:
- Lẩu gà: Các loại rau cải (cải cúc, cải thìa, cải bẹ xanh,...), các loại nấm (nấm đùi gà, nấm kim châm, nấm rơm,...).
- Lẩu bò: Rau má, rau mồng tơi, rau cải, các loại nấm.
- Lẩu hải sản: Rau muống, bạc hà, giá đỗ, rau nhút, bắp cải thảo, rau hoa chuối,... Một số loại củ khác nên sử dụng khi nấu lẩu: cà chua, cà rốt, khoai tây, khoai lang, hành tây, ngô,...
Gia vị nấu lẩu thập cẩm
Để có một nồi lẩu thập cẩm đậm đà, hãy tẩm ướp nguyên liệu khi chế biến. Cùng nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn. Sau đây là các loại gia vị thông dụng nhất:
- Tỏi, ớt
- Sả, gừng
- Dầu ăn, sa tế
- Tiêu xay
- Hành lá, hành tím
- Đường, bột canh, bột ngọt
- Nước mắm
- Chai sốt hoặc gói gia vị lẩu
Cách chế biến lẩu thập cẩm hấp dẫn
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
- Gà
- Tôm
- Xương heo
- Thịt bò
- Nghêu
- Cà chua
- Thơm
- Nấm
- Đậu phụ
- Sả, gừng, ớt
- Hành tím, tỏi
- Các loại rau nhúng lẩu
- Các gia vị thông dụng
Bước 2: Sơ chế nguyên liệu
- Rửa sạch các loại nguyên liệu và cắt thành những miếng nhỏ. Có thể dùng nước muối để rửa nguyên liệu cho sạch hơn.
- Hầm xương heo và gà để làm nước dùng lẩu. Tẩm ướp gia vị cho phần thịt bò. Rửa sạch tôm, mực, nghêu và để ráo.
- Rau nhúng lẩu rửa sạch, cắt khúc vừa ăn.
Bước 3: Chế nước dùng lẩu
- Phi thơm sả, hành, tỏi và xào sơ cà chua, thơm để tạo mùi, tạo màu.
- Cho nước dùng lẩu vào và đun sôi.
- Nêm gia vị cho vừa ăn, phù hợp với khẩu vị các thành viên.
Bước 4: Thưởng thức lẩu
- Bắt nồi lẩu lên bếp và cho từ từ những nguyên liệu vào.
- Sự kết hợp chua cay, đậm đà sẽ mang lại một món lẩu thập cẩm.
- Bạn có thể pha thêm nước chấm (nước mắm, muối tiêu chanh, muối ớt,...) để chấm với các món nhúng trong lẩu.
Bạn và gia đình yêu thích lẩu thập cẩm nhưng không có thời gian chuẩn bị. Đừng quá lo lắng, hãy đặt ngay dịch vụ nấu ăn gia đình của bTaskee. Các Chị Ong sẽ giúp bạn và cả nhà có một nồi lẩu ăn ngon, chuẩn vị.
Tải app bTaskee ngay hôm nay để trải nghiệm các dịch vụ chuyên nghiệp nhất!
Tiêu chí để chế biến một nồi lẩu
Thứ nhất, thời gian nấu nước lẩu
- Thời gian nấu lẩu sẽ thay đổi phụ thuộc vào từng loại nguyên liệu. Thông thường nước lẩu heo, gà sẽ được nấu trong vòng 4-6 giờ.
- Riêng lẩu bò thì phải nấu lâu hơn, thường trong khoảng 8-10 tiếng.
- Với nước dùng lẩu hải sản thì không nên nấu quá 45 phút.
Thứ hai, hương vị của nước lẩu
- Đa phần lẩu thập cẩm sẽ có vị chua ngọt và cay. Bạn có thể sử dụng các gói gia vị lẩu thái, nước me để tạo độ chua cay, thơm ngon.
- Nêm gia vị phù hợp để tạo nên vị thơm ngon cho nước lẩu.
- Bổ sung các loại rau để gia tăng hương thơm cho nồi lẩu thập cẩm. Điển hình là rau ngò, rau mùi,...
Một vài lưu ý khi nấu lẩu thập cẩm
Để hiểu rõ hơn về lẩu thập cẩm gồm những món gì, cách nấu lẩu ngon. Hãy lưu lại các ý sau đây.
- Với các nguyên liệu hải sản như nghêu, sò hãy chọn những con còn nguyên, không bị dập nát. Ngâm nghêu với nước vo gạo và ớt trong khoảng 1 tiếng để chúng nhả bớt cát cho sạch.
- Với thịt bò, chọn thịt có màu đỏ tươi, có độ đàn hồi. Nhúng lẩu thì cắt bò thành những miếng thịt mỏng. Ăn đến đâu, nhúng bò đến đó để đảm bảo thịt bò tươi ngon, không bị dai và khô.
- Ngâm rau nhúng lẩu với nước muối để khử sạch vi khuẩn, đảm bảo an toàn. Với các loại nấm, bạn hãy rửa sạch, để ráo nước và cắt thành từng miếng vừa ăn.
- Trong quá trình ninh xương nấu nước lẩu, hãy thường xuyên vớt bỏ phần bọt trên bề mặt. Giúp cho nước lẩu trong và ngon hơn khi thưởng thức.
- Nêm nếm gia vị phù hợp và không nêm quá mặn. Nước lẩu sẽ cạn dần trong quá trình thưởng thức nên sẽ đậm bị hơn so với nước dùng ban đầu.
Cách nấu lẩu thập cẩm rất đơn giản đúng không? Nếu đã nắm trong tay công thức và hiểu rõ lẩu thập cẩm gồm những gì, bạn hãy vào bếp chuẩn bị và nấu một nồi lẩu thơm ngon, hấp dẫn cho cả nhà ngay nhé!
Xem thêm:
- Cách Nấu lẩu dê Đơn Giản Mà Thơm Ngon Như Ngoài Hàng
- Bật Mí 12 Món Ăn Mặn Cho Ngày Nắng Nóng Cực Dễ Làm
- Gợi Ý 15 Món Ăn Mùa Đông Thơm Ngon, Đầy Dinh Dưỡng
Hình ảnh: Freepik