Ẩm thực

Hướng dẫn cách làm lẩu Thái tomyum chua cay ngon chuẩn vị

CEO Kenvin LK

Lẩu Thái tomyum chua cay chính là món lẩu được đa số mọi người đều yêu thích vì độ ngon vào mùa lạnh. Hôm nay, chúng ta sẽ hướng dẫn cách làm lẩu Thái tomyum...

Lẩu Thái tomyum chua cay chính là món lẩu được đa số mọi người đều yêu thích vì độ ngon vào mùa lạnh. Hôm nay, chúng ta sẽ hướng dẫn cách làm lẩu Thái tomyum chua cay ngay tại nhà để bữa lẩu mùa lạnh gia đình bạn thêm phần ngon miệng nhé.

Hình ảnh minh họa: Cách làm lẩu Thái như thế nào?

Cách làm lẩu Thái tomyum cốt dừa

Món lẩu Thái tomyum cốt dừa chuẩn vị Thái Lan đòi hỏi nguyên liệu phong phú và đảm bảo độ tươi ngon, cũng như việc sơ chế đúng cách, thực hiện quy trình nấu nước lẩu một cách cẩn thận, và cách trình bày món ăn để nó trở nên hấp dẫn. Hãy xem cách làm lẩu Thái này cần chuẩn bị những gì và thực hiện như thế nào nhé.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Để có một nồi lẩu tomyum thơm béo, chua cay đặc trưng và bắt mắt như ở xứ sở Chùa Vàng, việc chuẩn bị nguyên liệu tươi ngon đúng cách là quan trọng. Giai đoạn này quyết định chất lượng của món ăn. Các nguyên liệu bạn cần chuẩn bị cho 4-6 người dùng bao gồm:

  • Xương ống: 1kg. Nếu bạn và gia đình không thích xương ống thì có thể thay bằng xương gà
  • Tôm sú: 600gram
  • Ngao/ nghêu/ sò: 800gram
  • Thịt bò: 600g
  • Mực: 600g
  • Nước cốt dừa: 400ml
  • Lá chanh: 30 - 40 lá
  • Nấm rơm: 200g
  • Cà chua: 6 trái
  • Chanh: 4 trái
  • Sả, ớt, tỏi, hành tím, củ riềng
  • Rau nhúng lẩu tùy sở thích: nấm, cải thảo, rau muống, hoa chuối, cải chíp
  • Dầu ăn, đường, muối, bột ngọt, hạt nêm, nước mắm, ớt bột, tiêu, bột nghệ và gói gia vị lẩu thái tomyum

Hình ảnh minh họa: Sơ chế nguyên liệu kĩ càng để có món lẩu ngon nhất

Sơ chế nguyên liệu

Sơ chế cũng quan trọng không kém, giúp món ăn trở nên ngon miệng và đảm bảo an toàn khi sử dụng.

  • Xương ống: rửa sạch, chặt thành khúc và chần qua cùng vài lát gừng, 1 chút rượu trắng để khử mùi hôi của xương. Tương tự như vậy nếu là xương gà.
  • Tôm sú: rửa sạch tôm và cắt phần đầu nhọn va râu tôm, để ráo nước.
  • Ngao: chuẩn bị 1 chậu nước sạch, pha muối và vài lát ớt để ngâm ngao, sau khoảng 2 tiếng ngao sẽ nhả hết cát bên trong. Đánh rửa sạch lại phần bên ngoài và rửa sạch, để ráo.
  • Thịt bò: rửa sạch, lấy khăn sạch lau khô và thái thịt ngang thớ để không bị dai.
  • Mực: lấy một chiếc thìa có phần chuôi nhỏ để luồn vào bên trong mực, kéo phần ruột cũng như phần mực đen ra ngoài, tránh làm vỡ phần này mực sẽ bị đen.
  • Rau nhúng lẩu: bỏ phần dập, úa, rửa sạch rồi để ráo.
  • Lá chanh: Vò nhẹ hoặc cắt làm 3 khúc để thêm hương vị.
  • Chanh: cắt đôi vắt lấy nước, bỏ hạt.
  • Cà chua: cắt theo hình múi cau.
  • Nấm rơm: cắt hình chữ thập trên đầu nấm và chần qua nước sôi.
  • Tỏi và hành tím: lột vỏ, đập dập và băm nhuyễn; ớt và củ riềng cắt lát mỏng; sả cây cắt thành đoạn khoảng 5cm và đập dập.

>>> Xem thêm 10 cách nấu lẩu hải sản chuẩn công thức nhà hàng ngon miễn chê

Thực hiện nấu lẩu Thái tomyum

Hình ảnh minh họa: Rất đơn giản để có món lẩu Thái chua cay ngon

Đây là bước quyết định sự thành công của nồi lẩu tomyum. Đây là cách nấu lẩu Thái chuẩn vị:

  • Bước 1: đun sôi 2 lít nước, cho xương đã chần vào ninh khoảng 1 tiếng. Ninh xương cần để lửa nhỏ, mở vung nồi và hớt bọt thường xuyên để tránh bị đục nước. Sau khi ninh xong giữ lại phần nước và bỏ phần xương đi.
  • Bước 2: phi thơm hành tỏi, sau đó cho riềng, ớt, sả và cà chua vào đảo cùng. Đảo cho đến khi các nguyên liệu dậy mùi thơm cùng nhau.
  • Bước 3: cho nước hầm xương vào cùng các nguyên liệu vừa xào, đun sôi.
  • Bước 4: thêm các nguyên liệu còn lại như nấm, lá chanh, bột nghệ, nước cốt dừa vào nồi và nấu trong khoảng 15 phút nữa.
  • Bước 5: thêm gói gia vị lẩu thái, nêm nếm cho vừa ăn.

Yêu cầu thành phẩm: nước lẩu phải có màu đỏ cam đẹp mắt, hương vị vừa ăn, không quá chua hay quá cay, nồi lẩu có mùi thơm đặc trưng của các nguyên liệu.

>>> Tham khảo món ngon lẩu tôm hùm của nhà hàng Hàn Quốc Chum

Mẹo chọn nguyên liệu cho món lẩu Thái chua cay

Để chọn mua nguyên liệu chuẩn bài cho món lẩu Tomyum, bạn cần tuân theo những hướng dẫn sau:

  • Xương ống: Chọn xương có màu đỏ tươi, không có mùi hôi, và có kích thước khoảng 3 đốt tay. Tránh chọn xương quá to vì sẽ cần nấu lâu và ít ngọt, và cẩn thận tránh xương heo nái. Tránh chọn xương nhỏ vì có thể là xương heo con bị bệnh.
  • Tôm sú: Lựa chọn tôm sống, có phần đầu và chân gắn liền với thân, thịt gắn liền vào vỏ. Chọn những con tôm còn nguyên vẹn, màu xanh tự nhiên. Đảm bảo rằng tôm mập vừa phải và chân tôm không bị đen.
  • Các loại ngao, nghêu, sò: Chọn những con có vỏ khép chặt, nặng tay và vỏ còn cứng. Đối với con đã mở vỏ, hãy chạm vào chúng; nếu chúng khép lại, đó là ngao còn tươi.
  • Thịt bò: Chọn miếng thịt có thớ nhỏ và mềm, màu đỏ tươi. Mỡ bò cần có màu vàng nhạt và cứng. Thịt tươi sẽ đàn hồi khi bạn đụng vào và không bị lõm. Tránh thịt có mùi lạ, nhớt, hoặc dính tay khi ấn vào.
  • Mực tươi: Mực tươi có màu sáng bóng toàn thân, màu nâu sậm và thân mực màu trắng sữa. Mắt của mực tươi sẽ trong, không bị lồi ra ngoài hay chảy dịch. Thịt mực tươi sẽ có độ đàn hồi khi ấn vào, không bị lõm.
  • Rau củ quả: Chọn rau củ quả nguyên vẹn, không bị sâu, có màu sắc tự nhiên, và không héo úa. Đối với rau ăn lá, tránh chọn cây màu xanh bóng và quá mướt mắt, vì chúng có thể chứa nhiều hóa chất. Nhớ tuân theo những lời khuyên này để đảm bảo nguyên liệu cho lẩu Tomyum của bạn là tươi ngon và chuẩn bài.

>>> Xem thêm về 4 địa điểm ăn lẩu hải sản Hà Nội ngon “nhức nách” này nhé

Trên đây chính là hướng dẫn cách làm lẩu Thái tomyum để cả gia đình bạn có thêm lựa chọn món lẩu trong mùa lạnh. Hy vọng những thông tin trên là những gì bạn tìm kiếm về cách làm lẩu thái. Theo dõi nhà hàng Hàn Quốc Chum để biết thêm nhiều cách làm món ăn ngon, văn hóa và ẩm thực Hàn Quốc cũng như Việt Nam nhé.

1