Ẩm thực

Điểm danh các loại rau ăn lẩu Thái, thập cẩm, lẩu bò, gà, hải sản

CEO Kenvin LK

Lẩu là món ăn quen thuộc của nhiều gia đình, bữa tiệc hay những cuộc ăn chơi. Khi ăn lẩu, rau là món phụ rất quan trọng để kích thích vị giác. Vậy nên, việc...

Lẩu là món ăn quen thuộc của nhiều gia đình, bữa tiệc hay những cuộc ăn chơi. Khi ăn lẩu, rau là món phụ rất quan trọng để kích thích vị giác. Vậy nên, việc lựa chọn các loại rau ăn lẩu là rất quan trọng. Dưới đây là danh sách các loại rau ăn lẩu mà bạn có thể tham khảo:

Giới thiệu về rau ăn lẩu

  • Đặc điểm: Các loại rau ăn lẩu kèm được nhúng chín trong nồi nước lẩu Thái chua cay, thập cẩm, hải sản, bò, gà, lẩu chay…
  • Phân loại: Rau ăn lẩu gồm các loại rau, củ, nấm.
  • Nguồn gốc: Đây là món ăn phụ đã có lâu đời ở Việt Nam, được biến tấu cho hợp vị với từng vùng miền.
  • Thời điểm dùng: Dùng vào buổi trưa, tối.
  • Lợi ích: Ăn rau giúp giảm cholesterol, cải thiện thị lực, kiểm soát cân nặng, ngăn ngừa ung thư, cung cấp dinh dưỡng, phòng chống bệnh tim,… rất tốt cho sức khỏe.

1. Rau muống

Rau muống là loại rau quen thuộc trong nhiều bữa ăn của gia đình Việt. Đây là loại rau phù hợp với nhiều loại lẩu như lẩu Thái chua cay, lẩu bò, lẩu chay, lẩu thập cẩm, lẩu hải sản… Rau muống chứa nhiều vitamin, bảo vệ tim mạch, sáng mắt, làm đẹp da. Khi ăn lẩu, chỉ cần nhúng chín hoặc nhúng sơ tùy vào khẩu vị, bạn đã có thể thưởng thức.

2. Rau mồng tơi

Rau mồng tơi là loại rau chứa nhiều dinh dưỡng, giúp nhuận tràng, giảm đau mỏi xương khớp, táo bón, ít sữa,… Chỉ cần ngắt phần cuống non và lá, rửa sạch với nước nhiều lần. Khi ăn lẩu, không nên nhúng chín quá rau mồng tơi, sẽ bị nhũn, không ngon. Bạn chỉ cần nhúng rau vừa chín là đã ngon tuyệt vời.

3. Các loại nấm

Những loại nấm ăn hợp với lẩu như nấm hương, nấm đùi gà, nấm kim châm, nấm linh chi, nấm bào ngư là phổ biến nhất. Lượng dinh dưỡng trong nấm dồi dào như Vitamin, Canxi, kẽm, axit amin… cần thiết cho cơ thể. Nếu muốn ăn nhiều loại nấm, lẩu nấm là món ăn dành cho bạn. Ngoài ra, lẩu Thái, lẩu hải sản cũng cực kì hợp vị.

4. Cải bẹ xanh

Rau bẹ xanh, hay còn gọi là cải cay, là loại rau tốt cho sức khỏe nhất. Rau cải bẹ xanh có nhiều lợi ích như phòng chống ung thư bàng quang, chữa gout, tốt cho tim mạch, điều trị các bệnh tiêu hóa,… Khi ăn lẩu, rau bẹ xanh là lựa chọn tuyệt vời để giảm ngán.

5. Cải ngọt

Muốn tìm loại rau dễ ăn thì cải ngọt là sự lựa chọn phù hợp. Vị ngọt thanh, dai giòn kèm với hương vị lẩu sẽ khiến bữa ăn càng ngon hơn. Nên nhúng vừa chín, tránh để rau bị nhũn quá, sẽ mất ngon. Cải ngọt giúp kích thích hệ tiêu hóa, nên khi ăn lẩu sẽ không khiến bạn bị quá no, thoải mái thưởng thức bữa ăn.

6. Rau đắng

Rau đắng là loại rau kén chọn người ăn, không phải ai cũng thích. Nhưng khi ăn cùng lẩu, rau đắng sẽ kích thích vị giác, giúp mùi vị nồi lẩu phong phú hơn. Rau đắng cũng có nhiều công dụng chữa bệnh như lợi tiểu, viêm thận, viêm bàng quang, sỏi thận,…

7. Hoa chuối

Hoa chuối có vị ngọt bùi, béo béo, hơi giòn kết hợp với lẩu thì không còn gì tuyệt vời hơn. Với tác dụng làm cân bằng hương vị, hoa chuối cũng có tác dụng tốt cho cơ thể. Việc sơ chế hoa chuối cũng khá quan trọng, khi thái mỏng, bạn cần cho hoa chuối vào thau nước pha dấm để rau không bị thâm xỉn màu. Hoa chuối thường dùng trong lẩu cá, lẩu hải sản vì có độ chát để làm giảm vị tanh của cá, hải sản.

8. Cải thảo

Cải thảo là loại rau không thể nào hợp hơn cho lẩu. Nó vừa giúp nước lẩu ngọt hơn, vừa dai giòn sần sật thì kích thích vị giác và giúp bạn ăn ngon hơn. Đặc biệt, cải thảo có tác dụng giải rượu bia tốt, trong những buổi tiệc tùng có rượu bia, bạn nên ăn nhiều cải thảo hơn.

9. Rau cần nước

Rau cần nước có vị ngọt thanh, mùi vị dễ chịu hợp với lẩu Thái hay lẩu bò. Khi ăn rau cần, bạn có thể bỏ lá nếu không thích, chỉ cần ăn phần thân. Rau cần nước có nhiều chất xơ, vitamin tốt cho hệ tiêu hóa. Vừa được ăn ngon, vừa tốt cho sức khỏe, thì còn chờ gì mà không ăn loại rau này nhiều hơn?

Rau cần thường được sử dụng trong lẩu cá.

10. Lá tía tô

Lá tía tô khá hợp với lẩu riêu cua đồng, hoặc lẩu ốc. Mùi thơm đặc trưng, hương vị không quá kén người ăn nên đây cũng là loại rau ăn lẩu phổ biến. Ngoài ra, lá tía tô còn có công dụng chữa cảm mạo tốt, khi ăn lẩu, bạn có thể ăn kèm để đổ mồ hôi, thoải mái hơn!

11. Rau diếp - Rau xà lách

Rau diếp, xà lách thuộc họ cải chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe. Rau có hàm lượng muối khoáng cao, kích thích hệ tiêu hóa tốt, có tác dụng giảm stress, căng thẳng. Đây cũng là loại rau dễ ăn, được trồng nhiều vào vụ đông nên rất thích hợp để ăn lẩu. Rau diếp, xà lách được sử dụng với hầu hết các loại lẩu.

12. Cải xoong

Cải xoong là rau có nhiều chất chống ung thư cổ tử cung, ung thư vú. Rau cải xoong giòn, dai, vị ngọt, tính mát được dùng để nhúng lẩu phù hợp khẩu vị của nhiều người.

13. Các loại củ

Các loại củ thường được thêm vào nồi lẩu để làm tăng độ ngọt của nước dùng như: cà rốt, khoai lang, khoai sọ, khoai môn, khoai tây… Ngoài ra, nhiều người vẫn thường cho thêm ngô ngọt, ngô nếp, đậu bắp, ngó sen… để có thể được thưởng thức nhiều hương vị hấp dẫn khác nhau trong khi ăn lẩu. Hầu hết các loại củ đều có thể sử dụng với nhiều loại lẩu để làm tăng vị ngọt của nước dùng.

Cảm nhận khi dùng các loại rau ăn lẩu

Khi ăn lẩu, nếu thiếu rau là một sự thiếu sót lớn. Tùy vào khẩu vị mà bạn sẽ chọn những loại rau yêu thích để ăn cùng. Đôi khi, rau là “món cháy hàng” hơn cả hải sản hay thịt đấy! Muốn hương vị rau đậm đà hơn, bạn có thể làm thêm chén nước mắm ớt chấm.

Những lưu ý khi dùng các loại rau ăn lẩu

  • Nếu bị dị ứng với bất kỳ loại rau nào, bạn cần biết rõ mình đang ăn và uống gì, tránh trường hợp không may xảy ra.
  • Nên nhúng chín rau khi ăn lẩu, đảm bảo vệ sinh và tránh bị đau bụng.

Trên đây là các loại rau ăn lẩu mà bạn có thể tham khảo. Hãy lựa chọn kỹ từng loại rau phù hợp với từng hương vị lẩu!

1