3 Cách Nấu Lẩu Vịt Thơm Ngon - Dễ Hơn Ngoài Quán

CEO Kenvin LK
Lẩu vịt là món ăn quen thuộc với nhiều người, đặc biệt là các chị em phụ nữ. Đối với cánh mày râu, đây là món ăn lý tưởng để nhâm nhi cùng đám bạn....

Lẩu vịt là món ăn quen thuộc với nhiều người, đặc biệt là các chị em phụ nữ. Đối với cánh mày râu, đây là món ăn lý tưởng để nhâm nhi cùng đám bạn. Trong những ngày se lạnh, một nồi lẩu vịt bốc khói nghi ngút càng làm bữa tiệc thêm ấm cúng.

1. Cách Nấu Lẩu Vịt Om Sấu

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Vịt cỏ hoặc vịt xiêm: 1 con (1,2kg - 1,5kg)
  • Sấu tươi: 6 - 7 quả
  • Dừa tươi: 2 quả
  • Khoai sọ: 1 củ (khoảng 0,5kg)
  • Đậu non: 2 bìa
  • Váng đậu: 1 đĩa
  • Rau ăn kèm: rau muống, rau cải, rau cần,...
  • Rau ngổ, rau mùi tàu
  • Gia vị tẩm ướp: gừng, tỏi, ớt, tiêu xay, sả, hành tím
  • Gia vị nêm nếm: nước mắm, hạt nêm, muối, mì chính

Cách làm lẩu vịt om sấu ngon trọn vị

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Sấu đem cạo vỏ và rửa sạch
  • Khoai môn sau khi mua về, gọt vỏ, thái miếng vừa ăn. Không nên thái quá dày vì miếng khoai sẽ không bở, cũng không nên thái quá mỏng vì sẽ nát.
  • Đậu hũ non rửa nhẹ nhàng với nước sạch rồi cắt miếng vừa ăn
  • Váng đậu rán vàng vừa tới
  • Dừa xiêm bổ lấy nước để nấu vịt om sấu
  • Các loại rau ăn lẩu và rau thơm thì cần nhặt sạch, loại bỏ phần héo úa, rửa sạch rồi để ráo nước.
  • Băm nhuyễn một củ hành tím và một củ tỏi
  • Gia vị tẩm ướp vịt: nước mắm, hạt nêm, maggie, đường theo tỉ lệ 3:2:1:1

Bước 2: Sơ chế vịt

Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể nhờ người bán làm sạch lông hộ. Nhưng khi mua về, bạn cần phải nhặt sạch lại lông tơ. Sử dụng muối và dấm chà nhẹ toàn thân vịt để lông tơ rụng bớt. Nên chà nhẹ tay để da vịt không bị rách.

Dùng gừng đã giã nát tiếp tục chà toàn thân con vịt chừng 5 phút rồi rửa sạch lại với nước. Nếu cảm thấy thịt vịt vẫn còn mùi hôi, dùng một chén rượu trắng nhỏ để khử mùi.

Bước 3: Ướp vịt

Sau khi làm sạch vịt, chặt thành từng miếng vừa ăn. Lý tưởng nhất là chặt vịt thành từng miếng mỏng và dài. Không chỉ đảm bảo tính đẹp mặt, mà còn giúp miếng thịt không bị dai quá.

Tiếp tục cho gia vị cùng một nửa lượng hành tím, tỏi, gừng, sả, ớt đã băm nhuyễn vào ướp khoảng 30 phút. Sau đó, tiếp tục cho thêm sấu vào ướp để thịt vịt ngấm đủ gia vị.

Bước 4: Tiến hành nấu lẩu vịt om sấu

  • Đặt chảo lên bếp, đun sôi dầu rồi cho phần hành, tỏi, sả, ớt còn lại vào phi vàng. Khi nghe thấy mùi thơm, thì cho thịt vịt đã ướp vào xào to lửa đến khi thịt vịt săn lại là được.
  • Bạn chỉ nên xào thịt vịt trong khoảng 10 phút để thịt đủ ngấm gia vị, độ ăn của thịt vừa đủ rồi om nhỏ lửa trong 5 phút.
  • Khi cảm thấy thịt vịt đã đủ chín cũng như ngấm gia vị, thì cho thêm nửa lít nước lạnh vào đun. Bạn hãy đun nồi thịt vịt thật nhỏ lửa để thịt chín từ từ mà vẫn đảm bảo độ mềm, ngọt.

Bước 5: Dầm sấu và hoàn thành

  • Bắc nồi thịt vịt ninh cùng khoai môn xuống dưới. Bạn có thể dầm sấu trực tiếp trong xoong hoặc gắp ra bát để dầm. Dầm sấu đến khi lớp vỏ bị rách ra và lộ phần bột trắng thì bạn cho phần bột trắng đó vào nồi thịt vịt, gắp bỏ phần hạt và vỏ sấu (nếu dầm ở ngoài bát thì chỉ cho phần bột trắng vào).
  • Tiếp tục đun sôi nồi thịt đã dầm sấu. Cho thêm váng đậu và nước dừa tươi vào. Đun thêm khoảng 3 phút thì cho thêm rau thơm đã thái khúc chừng 2cm vào. Tắt bếp là có thể dùng được.

Mẹo Chọn Nguyên Liệu Cho Món Vịt Om Sấu

Cách chọn vịt ngon cho cách làm lẩu vịt

  • Vịt được chọn để om sấu không nên là những con vịt quá già cũng như quá béo. Vịt quá già khiến thịt quá dai. Vịt quá béo sẽ khiến nước dùng nhiều mỡ, vừa ngấy vừa làm mất đi độ thơm, ngon và hương vị tự nhiên của sấu và nước dừa. Vịt hoàn hảo nhất là vịt vừa trưởng thành, cân nặng từ 1,2kg - 2kg. Thịt vị vừa đảm bảo độ dai, vừa đảm bảo độ mềm.
  • Bạn cũng không nên mua vịt non vì thịt vịt sẽ quá mềm, khi ninh khó có thể cảm nhận được vị ngọt từ con vịt. Và bạn nên chọn mua vịt đực. Bởi lẽ chúng thơm ngon, ngọt nước hơn vịt cái.
  • Để món vịt om sấu ngon nhất, bạn nên dùng thịt vịt tươi. Tốt nhất là vịt còn sống. Bạn có thể tự làm hoặc nhờ người bán làm giúp rồi mang về chế biến luôn. Không nên mua vịt đông lạnh hay đã giết mổ từ lâu. Việc này sẽ khiến thịt vịt không còn hương vị tự nhiên nữa.

Cách chọn trái sấu tươi

  • Mua sấu thì nên chọn theo cân mà hãy chọn kỹ từng quả. Quả sấu ngon là quả sấu có vỏ sần, vỏ màu xanh thì lớp bột trắng chua sẽ nhiều.
  • Cũng không nên chọn sấu vó lớp vỏ láng bóng (là sấu non, để lâu sẽ dễ hỏng) hay sấu quá già (hạt to, thịt chua ít). Tốt nhất nên chọn những trái lành lặn, vỏ không bị bầm dập hay biến dạng.

2. Công Thức Lẩu Vịt Nấu Chao

Ngoài vị chua thanh của vịt om sấu, vị thơm ngậy beo béo của thịt vịt nấu chao cũng khiến người ta mê mẩn.

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Vịt trưởng thành (1,2kg - 2kg): 1 con
  • Khoai cao: 1 củ đủ ăn
  • Chao: 1 hũ
  • Dừa xiêm: 2 quả
  • Gia vị tẩm ướp: bột nêm, đường phèn, nước mắm, rượu trắng, đường, muối theo tỷ lệ 2:2:2:1:1:0.5
  • Tiêu, gừng băm, tỏi băm, hành băm, ớt

Các bước làm món lẩu vịt nấu chao

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Vịt mua về dùng gừng muối và rượu trắng để làm sạch lông con và khử mùi hôi. Rửa lại với nước lạnh, để ráo nước rồi chặt miếng dài mỏng vừa đủ ăn.
  • Vịt sau khi chặt miếng ướp cùng chút rượu trắng, nửa hũ chao, nửa số bộ nêm và nước mắm, một thì cà phê đường cùng hành, tỏi, gừng băm nhuyễn và tiêu xay.
  • Dùng bao tay đảo đều để mọi miếng thịt vịt đều ngấm gia vị.

Bước 2: Tiến hành nấu lẩu vịt nấu chao

  • Đun dầu sôi và phi thơm gừng, hành tỏi băm nhuyễn. Khi đã thấy mùi thơm, thì cho thịt vịt vào xào săn.
  • Tiếp tục cho nước dừa vào đun để thịt vịt ngấm được vị ngọt thanh của nước dừa.
  • Khi cảm thấy vịt đã ngấm nước dừa, thì thêm nước sôi cho ngập thịt vịt và tiếp tục đun. Trong quá trình đun sôi thì vớt hết bọt. Bọt hết cho thêm đường phèn và đun nhỏ lửa.

Bước 3: Hoàn thành món lẩu vịt nấu chao

  • Rau muống bạn có thể mua về tự bào hoặc mua sẵn ngoài chợ. Rửa sạch và ngâm với nước có thêm vài giọt chanh. Ngâm 1 lúc thì vớt ra để ráo nước và bày lên đĩa.
  • Bạn có thể chần bún cho nóng hoặc để nguội tùy thích.
  • Nồi nước vịt nấu chao sau khi chín thì cho vào nồi lẩu đun trên bếp gas mini hoặc bếp từ và nhúng rau muống bào.
  • Pha nước chấm ăn cùng: chao (4 viên), gừng băm, tỏi băm, đường theo tỷ lệ 1:0.5:1. Thêm vài lát ớt là nửa quả chanh là được.
  • Cho bún cùng rau muống bào, thịt vịt và khoai lên. Từ từ đổ nước lẩu vào tô. Khi ăn kèm với nước chấm sẽ rất hấp dẫn.

3. Hướng dẫn làm lẩu vịt măng cay

Giữa tiết trời se lạnh, được thưởng thức một nồi lẩu vịt chua chua cay cay cùng gia đình thì thật tuyệt nhỉ. Hãy học cách nấu lẩu vịt măng chua cay để chiêu đãi cả nhà.

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Vịt trưởng thành (khoảng 1,5kg): 1 con
  • Măng tươi: 500 gram
  • Dừa xiêm: 2 quả
  • Gừng, tỏi, hành tím
  • Đậu hu non: 6 bìa
  • Váng đậu thơm: 1 túi
  • Gia vị tẩm ướp: tiêu xay, muối, đường, bột ngọt, rượu trắng, ớt, sa tế
  • Rau ăn kèm: rau muống, cải thảo, rau cần, nấm các loại (tùy sở thích)
  • Mồng tơi (tuỳ chọn)

Các bước nấu món lẩu vịt măng cay

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Làm sạch thịt vịt bằng gừng, tỏi đập giập cùng với rượu trắng. Cách này vừa giúp lông tơ của vịt được làm sạch vừa khử mùi hôi hiệu quả.
  • Khi vịt ráo nước thì chặt thành miếng vừa ăn. Sau đó ướp trong khoảng 20 phút cùng nước mắm, hạt nêm, tiêu xay, hành tím băm, gừng băm theo tỷ lệ 1:1:1:1:1
  • Đậu hũ rửa nhẹ nhàng với nước và thái miếng vừa đủ để ngấm gia vị. Các loại rau ăn kèm cần nhặt sạch, rửa nhiều lần với nước, ngâm với nước muối loãng. Sau đó, vớt ra và để ráo nước.
  • Măng tươi thái miếng mỏng. Bạn nên luộc hai lần để bớt vị hăng, sau đó để ráo nước. Để măng mềm và ngấm gia vị, bạn xào sơ qua là được.

Bước 2: Tiến hành nấu lẩu vịt măng chua

  • Đun sôi dầu, tiếp đó cho hành tỏi băm vào phi thơm. Sau khi nghe thấy mùi thơm, thì cho thịt vịt vào xào săn. Sau đó, bạn có thể cho thêm sa tế tùy thích.
  • Khoảng một vài phút thấy thịt vịt đã ngấm sa tế thì bạn tiếp tục trút khoai môn đã thái miếng và nấm hương vào xào cho ngấm gia vị. Đồng thời, mùi thơm tự nhiên của ngấm hương ngấm lên từng thớ thịt vịt khiến miếng thịt thơm ngon hơn nhiều. Tiếp tục cho nước dừa tươi cùng nước lạnh vào cho đến khi ngập vịt là được.
  • Đun to lửa đến khi nồi thịt vịt sôi thì vặn nhỏ lửa. Ninh chừng 1 giờ thì nêm nếm nước dùng vừa ăn và cho thêm măng đã xào cùng đậu hũ non vào và bắt xuống.
  • Đặt nồi nước lẩu lên bếp ga mini hoặc bếp từ để nước dùng luôn nóng. Thêm váng đậu cùng các loại rau nhúng lẩu vào để thưởng thức.

Lẩu Vịt ăn Với Rau Gì?

Đối với các món lẩu, ăn rau ăn kèm quyết định khá nhiều vào việc món lẩu đó có đúng điệu hay không. Lẩu vịt cũng không ngoại lệ. Dưới đây là một số loại rau ăn cùng lẩu vịt vừa ngon vừa đảm bảo dinh dưỡng.

  • Rau muống: Rau muống ăn lẩu đã không còn xa lạ với mọi người. Đây là một món ăn giàu dinh dưỡng và dễ kiếm. Rau muống để ăn lẩu đúng vị thì cần bỏ bớt lá và cuống. Rửa sạch và ngâm với nước muối loãng chừng 15 - 20 phút rồi mang đi nhúng lẩu là tuyệt vời.

  • Rau rút: Rau rút không những giòn mà còn có mùi thơm đặc trưng. Chỉ cần một vài nhọn rau rút trong nồi lẩu vịt đã tạo ra mùi thơm độc đáo.

  • Rau cải xanh: Giống như rau muống, bất cứ nồi lẩu nào cũng cho thêm rau cải xanh. Đây là rau giàu chất xơ và mang đến độ thanh mát cho món ăn.

  • Rau mồng tơi: Rau mồng tơi thường được dùng để ăn kèm lẩu vịt. Chúng vừa mát lại dễ ăn. Vịt om sấu cũng rất ngon khi ăn kèm với rau mồng tơi thân leo.

Tùy theo sở thích, bạn có thể thêm các loại rau ngon như hoa bí, rau thơm, hay các loại nấm phổ biến như nấm kim châm, nấm đùi gà, để tăng thêm hương vị cho nồi lẩu vịt của bạn.

Kết Bài

Với những nguyên liệu đơn giản, dễ tìm và tưởng như khá quen thuộc, bạn đã có thể chế biến ra nhiều món ăn ngon từ những cách nấu lẩu vịt. Cuối tuần này, hãy thấy đãi bạn bè bằng một trong các món lẩu vịt đơn giản nhưng ngon miệng.

1