Lẩu gà với 9 cách nấu lẩu đơn giản thơm ngon, cả nhà vừa ăn vừa xuýt xoa

CEO Kenvin LK
Khi tụ họp đông người thì món lẩu luôn được ưu tiên lựa chọn số một. Trời lạnh, sum vầy bên nồi lẩu ấm cúng thì còn gì tuyệt hơn. Tham khảo cách làm lẩu...

Khi tụ họp đông người thì món lẩu luôn được ưu tiên lựa chọn số một. Trời lạnh, sum vầy bên nồi lẩu ấm cúng thì còn gì tuyệt hơn. Tham khảo cách làm lẩu gà ngon ngọt đậm đà để chiêu đãi cả gia đình thân yêu.

Cách chọn nguyên liệu nấu lẩu gà

Món lẩu gà của bạn sẽ thơm ngon, tròn vị khi chọn được nguyên liệu tươi ngon.

1. Chọn mua gà ngon

Hiện nay, nhiều chị em chọn mua gà mổ sẵn vì không có thời gian. Khi mua loại gà này, bạn cần lưu ý:

  • Da gà: Phần da của gà ngon sẽ có màu vàng nhạt toàn thân. Quan sát kỹ hơn sẽ thấy các khu vực ức, cánh màu sẽ đậm hơn.

Loại gà siêu trứng hoặc gà công nghiệp sẽ không có đặc điểm này.

Ngoài ra, bạn cũng nên ưu tiên những con gà có phần da mỏng, độ đàn hồi tốt.

  • Độ săn chắc: Gà ngon sẽ có phần thịt săn chắc, độ đàn hồi tốt. Bạn tuyệt đối không nên chọn gà có thịt nhão hoặc trên da xuất hiện các đốm lạ. Đây là dấu hiệu cho thấy gà không được tươi, bị bệnh hoặc bị tiêm nước.

Bạn có thể dùng tay ấn nhẹ vào trong các vị trí lườn và đùi gà. Nếu thịt biến dạng không trở về được hình dáng ban đầu thì tuyệt đối không mua.

Mức giá 1kg gà ta trên thị trường hiện dao động khoảng từ 120.000 đồng - 150.000đ. Vì thế, nếu thấy rao bán với mức giá thấp hơn con số trên thì bạn phải cảnh giác nhé.

2. Chọn các loại rau nấm

Rau nấm ăn lẩu gà rất đa dạng. Tùy vào sở thích của mỗi người mà chọn loại rau phù hợp. Tuy nhiên, khi chọn mua rau, bạn có thể tham khảo một vài lưu ý sau đây:

  • Ưu tiên chọn rau xanh - sạch. Nếu điều kiện cho phép có thể mua rau trồng hữu cơ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

  • Nói không với các loại rau kỵ thịt gà.

  • Mua rau non, xanh còn tươi. Tránh mua các loại rau đã héo hoặc có dấu hiệu bị thối.

  • Nếu sử dụng nấm, bạn có thể chọn nấm tươi hoặc nấm khô tùy vào điều kiện thực tế. Nên mua tại các địa chỉ uy tín để đảm bảo không mua phải hàng kém chất lượng.

Cách nấu lẩu gà thập cẩm ngon nhất

Lẩu gà thập cẩm là món quen thuộc và dễ nấu nhất. Cách nấu món ăn này thế nào, cần chuẩn bị những nguyên liệu gì? Cùng tìm hiểu nhé!

1. Nguyên liệu lẩu gà gồm những gì?

  • 01 kg gà ta
  • Rau: Cải cúc, ngải cứu
  • Nấm kim châm, nấm hương, nấm đông cô, đùi gà,... mỗi loại khoảng 250g
  • Gừng, sả, chanh, mùi tàu, hành khô
  • Khoai môn, ngô ngọt, ớt, cà chua
  • Gia vị lẩu gà: Bột canh, mắm, hạt nêm, đường, mì chính, sa tế
  • Rau nấm ăn cùng lẩu gà

2. Cách nấu lẩu gà ngon

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

  • Gà chặt miếng vuông vừa ăn bày ra đĩa. Chân, cổ cánh chặt để riêng ướp gia vị làm nước dùng.
  • Rau nhặt rửa sạch để ráo nước sau đó cắt thành từng khúc không quá ngắn xếp ra đĩa. Nấm cắt bỏ gốc, ngâm nước muối rồi rửa sạch bày đĩa tròn.
  • Củ, quả cạo vỏ rửa sạch.
  • Gà chặt miếng vừa ăn.

Bước 2: Làm nước lẩu gà

  • Hành khô đập dập, bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào phi thơm đến khi ngả vàng thì cho tiếp, ớt quả, sả đập dập, gừng thái sợi to, cho vào xào qua. Tiếp đó cho phần chân, cổ, cánh đã ướp vào xào chung trong vòng 5 phút cho ngấm gia vị.
  • Chuẩn bị nồi nước dùng khoảng 03 lít nước, trút các thứ đã xào ở chảo vào nồi. Nêm thêm gia vị đường, bột canh, chút nước mắm, mì chính (nếu thích) sao cho vừa ăn rồi đun sôi nhỏ lửa trong 20 phút. Với cách làm này, nước lẩu gà ngon đậm đà hơn so với cách cho trực tiếp các loại gia vị vào nồi và đun sôi.
  • Nước lẩu sôi, cho tiếp ngô, khoai môn, cà chua thái miếng, nấm hương đun sôi nhỏ lửa trong 15 phút là có thể dùng được.
  • Đặc biệt: Lẩu gà chua cay ngon hơn khi bạn cho thêm nước cốt chanh và một chút sa tế vào cho đậm vị, màu sắc hấp dẫn.

Bước 3: Làm gia vị chấm gà lẩu

  • Trong lúc chờ nước dùng, tranh thủ làm gia vị chấm gà lẩu với bí quyết cực ngon.
  • Cho 1 thìa bột canh, 1/2 thìa đường và một chút mì chính, ớt và lá chanh thái nhỏ rồi trộn đều sau đó vắt nước cốt chanh vào và khuấy đều, quyện cùng nhau.
  • Đặc biệt, nếu bạn mua được hạt mắc khén và rang lên xong giã nhỏ trộn với bột canh muối ớt ở trên thì thật là tuyệt vời.

Bước 4: Thưởng thức

  • Nước lẩu nấu xong, chiết ⅔ nước lẩu sang nồi bếp điện hoặc bếp ga để ăn lẩu. Phần nước còn lại để chế thêm khi nước lẩu cạn dần (Nên dùng bếp điện để dễ kiểm soát nhiệt độ sôi).
  • Trút một phần thịt gà vào nồi, đun sôi sau đó nhúng rau cải cúc, ngải cứu, nấm vào để ăn lẩu. Không nên trút cả thịt gà vào nồi lẩu vì nếu ăn không kịp gà sẽ nhừ và bở mất đi độ dai, ngọt.
  • Lẩu bạn có thể ăn kèm với bún, mì tôm hoặc mì gạo sẽ rất ngon.

Lẩu gà đã xong, rất hấp dẫn

Ngoài các rau để nhúng lẩu ở trên thì bạn có thể bổ sung thêm rau cải thảo, rau muống tùy theo sở thích.

Với món lẩu gà đậm đà, hòa quyện với các loại gia vị chua cay, ấm người vào thời tiết lạnh còn gì tuyệt hơn.

Tổng hợp các cách nấu lẩu gà hương vị ngon khác lạ

Ngoài cách nấu lẩu gà thập cẩm mà Bếp Eva giới thiệu ở trên, còn có rất nhiều công thức làm lẩu gà siêu ngon, lạ miệng khác mà không phải ai cũng biết.

1. Lẩu gà lá giang

Lá giang vị chua thanh nổi tiếng khắp miền Nam Bắc, khi kết hợp với lẩu gà cho ta hương vị khó quên.

Cách làm lẩu gà lá giang:

Gà chặt miếng ướp gia vị trong 15 phút. Tỏi, sả đập dập cho vào nồi phi thơm. Cho gà vào đảo đều cho thịt săn ngấm đều gia vị sau đó đổ khoảng 2 lít nước vào nồi lẩu đun đến khi sôi nhỏ lửa trong vòng 10 phút.

Cho thêm gia vị sao cho nước dùng đậm đà vừa ăn sau đó thả ngò gai, lá giang vào nhúng lẩu và thưởng thức.

Lẩu gà lá giang hoàn thiện chua dịu thanh mát

2. Lẩu gà ớt hiểm

Ớt hiểm vị cay nồng ấm kích thích vị giác ăn cực thích vào ngày lạnh. Sum vầy bên người thân với nồi lẩu gà ớt hiểm thật tuyệt vời.

Cách làm lẩu gà ớt hiểm:

Gà chặt miếng ướp cùng ớt hiểm, hành và tỏi đã băm nhỏ. Cho thêm bột canh, đường, mì chính trộn đều để 15 phút ngấm đều. Hành tây bóc vỏ thái múi cau.

Dùng nồi lẩu cho dầu vào xào sả sau đó cho 1/3 gà vào đảo đều cho thịt săn lại. Tiếp theo cho khoảng 2 lít nước, cho hành tây, ớt hiểm vào đun sôi trong 10 phút sau đó nhúng rau cải, nấm vào thưởng thức, ăn hết lại nhúng tiếp phần gà còn lại.

Lẩu gà với 9 cách nấu lẩu đơn giản thơm ngon, cả nhà vừa ăn vừa xuýt xoa

3. Lẩu gà lá é

Nồi lẩu gà lá é nóng hôi hổi tỏa hương thơm đặc trưng của gà cùng lá é. Khi ăn, bạn dễ dàng cảm nhận được vị ngọt thanh của nước lẩu, vị cay cay, nồng nồng của lá é thêm phần ớt xiêm xanh cay xé lưỡi, tất cả hòa quyện tạo nên đặc trưng cho món lẩu gà “có một không hai” này.

Lẩu gà với 9 cách nấu lẩu đơn giản thơm ngon, cả nhà vừa ăn vừa xuýt xoa

4. Lẩu gà nấm

Nếu là tín đồ yêu thích các loại nấm thì chắc hẳn bạn sẽ khó lòng bỏ qua món lẩu gà ngon nức tiếng này. Thịt gà kết hợp với nấm tạo nên một tổ hợp cực kỳ ngon và bổ dưỡng.

Lẩu gà với 9 cách nấu lẩu đơn giản thơm ngon, cả nhà vừa ăn vừa xuýt xoa

5. Lẩu gà thuốc bắc

Món lẩu gà thuốc bắc cực kỳ bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe mà lại dễ làm, chị em dù vụng mấy cũng làm thành công.

Lẩu gà với 9 cách nấu lẩu đơn giản thơm ngon, cả nhà vừa ăn vừa xuýt xoa

6. Lẩu gà chua cay

Nếu muốn biến tấu món lẩu gà quen thuộc theo phong cách mới thì có thể thử vị chua cay mà Bếp Eva sẽ chia sẻ cùng bạn ngay sau đây. Hương vị chua chua cay cay kiểu lẩu Thái kết hợp với thịt gà ăn rất lạ miệng.

Lẩu gà với 9 cách nấu lẩu đơn giản thơm ngon, cả nhà vừa ăn vừa xuýt xoa

7. Lẩu gà hầm sả

Lẩu gà hầm sả đơn giản, dễ làm lại thơm ngon, ai ăn cũng thích.

8. Lẩu gà rượu nếp

Lẩu gà tỏa hương thơm lừng của rượu nếp, hành, mùi tàu… Nước dùng đậm vị thanh ngọt của thịt gà, chua chua dịu nhẹ của rượu nếp tạo nên một sự kết hợp hoàn hảo không chỗ nào chê.

Lẩu gà với 9 cách nấu lẩu đơn giản thơm ngon, cả nhà vừa ăn vừa xuýt xoa

9. Lẩu gà nước dừa

Món lẩu gà nước dừa nghe lạ mà quen, cách làm loại lẩu này cũng rất đơn giản.

Nguyên liệu cần có: Thịt gà ta, nước dừa, hành khô, sả, các loại rau ăn kèm và gia vị thường dùng.

Cách làm lẩu gà nước dừa như sau:

  • Sơ chế toàn bộ các nguyên liệu. Thịt gà rửa sạch, chặt miếng vừa ăn.

  • Bắc nồi lên bếp, thêm vào đây 2 thìa dầu ăn, cho sả, hành vào phi thơm rồi trút thịt gà vào xào cho tới khi thịt săn lại.

  • Cho nước dừa cùng nước lọc vào nồi sau đó đậy nắp đun trong 15 phút với ngọn lửa vừa.

  • Nêm nếm vào đây 1 thìa hạt nêm, 1 thìa muối và dùng đũa đảo đều lên để gia vị tan ra.

  • Trút phần gà đã nấu vào nồi lẩu, bật bếp đợi nước dùng sôi thì nhúng các loại rau và thưởng thức.

Lẩu gà nước dừa có mùi thơm của sả, vị ngọt thơm đặc trưng của nước dừa.

Lẩu gà ăn rau gì?

Mỗi một loại lẩu sẽ thích hợp với những loại rau khác nhau, lẩu gà cũng không là ngoại lệ. Một số loại rau ăn lẩu gà ngon có thể kể đến như:

  • Rau ngải cứu: Kết hợp với thịt gà vừa ngon lại giúp giải cảm, giảm đau đầu, rất tốt cho sức khỏe.

  • Rau cần nước giàu chất xơ, giúp giải độc, tốt cho hệ tiêu hóa, điều chỉnh huyết áp.

  • Vào mùa đông, bạn có thể lựa chọn rau cải cúc cho nồi lẩu gà của mình. Khi ăn kèm với lẩu gà, rau cải cúc sẽ giúp bổ sung dinh dưỡng, nhuận tràng, tạo cảm giác thèm ăn và điều trị bệnh hoa mắt, đau đầu rất tốt.

  • Rau muống cũng là gợi ý không tồi cho nồi lẩu gà của bạn thêm ngon.

Bên cạnh những loại rau nói trên, bạn có thể sử dụng thêm rau nhút, hoa chuối bào sợi,...

Lưu ý, khi ăn lẩu gà, tuyệt đối không ăn cùng rau kinh giới vì rất dễ gây ngứa ngáy, chóng mặt, run rẩy do 2 nguyên liệu này kỵ nhau. Cà chua và tỏi cũng là điều “cấm kỵ” khi ăn lẩu gà.

Lẩu gà bao nhiêu calo?

Để làm nên 1 nồi lẩu gà sẽ có rất nhiều nguyên liệu cũng như gia vị khác nhau. Ước tính của các chuyên gia dinh dưỡng, trung bình 1 nồi lẩu gà cỡ trung bình với đủ nguyên liệu như thịt gà, rau, đậu, nấm sẽ cung cấp khoảng 1100 calo.

Con số này có thể dao động tăng lên hoặc giảm xuống do sự chênh lệch về các loại nguyên liệu chế biến.

Với hàm lượng calo vượt ngưỡng 1000 như trên thì việc ăn lẩu gà thường xuyên sẽ gây tăng cân là điều không tránh khỏi.

Những lưu ý khi ăn lẩu gà?

Lẩu gà ngon, bổ dưỡng nhưng không phải ăn như thế nào cũng tốt. Bạn cần lưu ý một số điểm sau để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.

  1. Không sử dụng rau kinh giới: Như đã chia sẻ, kinh giới là loại rau rất kỵ với thịt gà. Nếu ăn chung rau này với lẩu gà có thể gây ra một số tình trạng như: Chóng mặt, ù tai, người ngứa ngáy, run rẩy toàn thân.

  2. Bổ sung nhiều rau xanh: Rau là nguyên liệu không thể thiếu trong các món lẩu. Bạn có thể chuẩn bị những loại rau mà mình thích. Việc ăn nhiều rau sẽ giúp bổ sung các vitamin cùng dưỡng chất có lợi đồng thời hỗ trợ tiêu độc hiệu quả.

  3. Ăn chín, uống sôi: Nguyên tắc bất di bất dịch trong các món ăn là phải nấu chín, với lẩu gà cũng thế. Bạn nên để thịt gà chín thật kỹ rồi mới thưởng thức như thế sẽ tránh được nguy cơ bị các vi khuẩn có hại tấn công gây ra những bệnh về đường ruột, hệ tiêu hóa.

  4. Không ăn quá thường xuyên: Các bác sĩ dinh dưỡng khuyên, bạn không nên ăn lẩu quá thường xuyên. Việc ăn nhiều món ăn này sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cũng như gây ra nhiều chứng bệnh khác trong đó có thể nói tới viêm tuyến tụy, dạ dày…

Những người không nên ăn lẩu gà

Rất nhiều người xem lẩu gà là món khoái khẩu của mình. Tuy nhiên, không phải ai cũng ăn được món lẩu này. Dưới đây là một số nhóm đối tượng không nên ăn lẩu gà kẻo nguy hại tới sức khỏe.

  • Những bệnh nhân mới làm phẫu thuật hoặc có vết thương hở.
  • Người mắc các bệnh liên quan tới tim mạch, huyết áp.
  • Bệnh nh
1