Nước lẩu thái chua cay hải sản là một món ăn hấp dẫn và đa dạng. Với sự kết hợp của thảo dược, gia vị và hương vị đặc trưng, món lẩu này đã trở thành một lựa chọn phổ biến cho những buổi tiệc gia đình hoặc gặp gỡ bạn bè. Dưới đây là ba công thức pha chế nước lẩu thái chua cay hải sản độc đáo.
I. Cách nấu nước lẩu thái chua cay hải sản đơn giản
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 2 quả dứa
- 10 nhánh sả
- 5 quả cà chua
- Me chua, gừng, riềng xay, ớt cay
Cách pha chế nước lẩu như sau: Bước 1: Thái nhỏ tất cả nguyên liệu sả, cà chua, gừng, riềng xay, ớt cay, dứa, cho thêm 5 thìa me vắt, bột canh, sau đó cho vào nồi xào với dầu ăn khoảng 10-15 phút. Bước 2: Khi các nguyên liệu quyện vào nhau, dậy mùi thơm, bạn cho nước vào nồi với lượng vừa ăn. Bước 3: Khi nước sôi, nêm thêm bột canh, me chua hoặc chút đường cho vừa ăn. Đun lửa nhỏ khoảng 15 phút, sau đó vớt xác ra lấy nước làm nước lẩu.
Rất đơn giản phải không các bạn? Vị lẩu Thái chua thơm, ăn với các loại thịt, hải sản hay nhúng rau đều ngon.
II. Cách nấu nước lẩu thái tomyum (không cần gói nước sốt)
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 60 gram sả tươi cắt bỏ gốc, thái khoanh mỏng
- 60 gram riềng gọt vỏ, thái lát mỏng
- 25 gram tỏi bóc vỏ, đập dập
- 2 nhánh rễ ngò, 3 lá chanh Thái
- Nửa muỗng canh dầu ăn
- 1 lít nước lọc
- Vài trái ớt cay
- 2 trái cà chua tươi rửa sạch, cắt múi cau
- Gia vị: muối ăn, tiêu đen xay, 60 ml nước mắm ngon, 25 gram đường trắng, 60 ml nước cốt chanh tươi bỏ hột
- Ít hành lá thái nhỏ, hành ngò
- 400 gram tôm tươi (tách riêng vỏ và đầu để qua một bên, thịt để riêng, sơ chế sạch)
Cách pha chế nước lẩu như sau: Bước 1: Bắc nồi vừa lên bếp, tráng dầu ăn quanh đáy nồi đun nóng. Cho tỏi vào nồi, đảo đều cho đến khi dậy mùi thơm thì cho đầu và vỏ tôm tươi đã sơ chế sạch vào chiên. Dùng muỗng dằm vỏ tôm để hương vị loại hải sản này tiết ra hết. Bước 2: Nêm đầu tôm xào với ít muối và tiêu đen xay. Chế nước lọc vào nồi đầu tôm, đun sôi và hớt sạch bọt. Bước 3: Vặn lửa nhỏ lại, nấu thêm nửa tiếng cho nước sền sệt thì vớt bỏ đầu và vỏ tôm ra ngoài. Cho sả, riềng, rễ ngò vào nồi nước lẩu, khuấy đều. Sau đó, xé và làm dập lá chanh Thái, cũng cho vào nồi lẩu nấu chung. Bước 4: Nếu thích ăn cay thì bạn thả vài trái ớt tươi vào nhé. Cho cà chua, các loại nấm, thịt tôm vào nồi, nêm nếm các thành phần gia vị còn lại, điều chỉnh nước dùng theo khẩu vị.
III. Cách nấu nước lẩu thái cốt dừa
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 500g xương heo (có thể dùng xương gà để thay thế).
- 500ml nước dừa hoặc 250ml nước cốt dừa.
- 500g tôm tươi.
- 3 quả cà chua.
- 3 quả me.
- 5 củ sả.
- 3 trái ớt sừng.
- Lá chanh thái.
- 1 củ riềng non.
- 3 củ hành tím.
- Rau gia vị các loại: rau mùi, rau húng quế, răng cưa…
- Gia vị vừa đủ gồm: dầu ăn, nước mắm thái, đường, hạt nêm, muối, sa tế
Cách pha chế nước lẩu Thái như sau: Bước 1: Cho xương heo, xương gà cùng đuôi tôm, vỏ tôm vào nồi. Cho thêm 1.5 lít nước lọc vào hầm xương trong 1 giờ đồng hồ. Trong quá trình ninh xương, bạn để lửa to đến lúc sôi thì hạ lửa nhỏ để xương được ninh nhừ, nước xương ngọt hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên dùng thìa hớt bọt trong nồi thường xuyên để nước dùng thơm và trong hơn nhé! Bước 2: Khi đã hầm xương xong, bạn lọc xương và nước hầm xương ra riêng. Cho nước hầm xương vào nồi đun lại cho đến sôi thì cho tiếp nước cốt dừa vào để đun cùng. Lúc này, bạn cũng thả thêm cà chua, hành tím đã nướng sơ, riềng, sả cắt khúc, lá chanh và ớt tươi, nấm hương, me quả vào để làm tăng hương vị cho nước dùng. Bước 3: Nêm nếm gia vị: 1 thìa nước mắm Thái, 1 muỗng hạt nêm, 1 thìa bột ngọt, ½ thìa đường, Sa tế: cho nhiều hay ít tùy thuộc khẩu vị của bạn. Nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn thì tắt bếp rồi cho thêm 3-5 giọt nước cốt chanh vào trong nồi nước dùng để nồi nước lẩu của bạn có đủ các vị chua, cay, mặn, ngọt.