Cách nấu cháo vịt chuẩn vị
Cháo vịt là một món ăn thơm ngon và bổ dưỡng mà ai cũng có thể nấu ngay tại nhà. Để có một nồi cháo vịt hoàn hảo, bạn cần chú ý tới việc chọn gà vịt, sơ chế gà vịt đúng cách, khử mùi hôi và tạo mùi thơm cho gạo. Bài viết sau sẽ chia sẻ với bạn công thức "giá truyền" để nấu cháo vịt ngon và không mùi.
Ảnh minh họa: Cách nấu cháo vịt siêu ngon và không mùi.
Cháo vịt là một món ăn không thể thiếu trong các món ăn ngon từ gà vịt. Cháo có độ sền sệt vừa phải, thơm ngon và chứa nhiều chất dinh dưỡng, phù hợp với mọi người. Đặc biệt, cháo vịt cũng là một món ăn đặc biệt dành cho người bệnh, phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh và trẻ em.
Công thức cách nấu cháo vịt "chuẩn vị"
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Vịt xiêm hoặc vịt cỏ: 1 con
- Gạo tẻ: 1 lon (trộn thêm một nắm gạo nếp để cháo được ngon hơn)
- Hành tím, tỏi khô, ớt tươi, gừng tươi, hành lá, hành phi: 4 củ
- Các loại rau ăn kèm: rau thơm, mùi tàu, tía tô, húng quế...
- Hành phi: 3 thìa canh
Sơ chế nguyên liệu nấu cháo
Sơ chế vịt.
- Khử mùi hôi sau khi làm sạch: Lấy muối hạt chà xát để diệt khuẩn và loại bỏ mùi hôi. Rửa lại với nước rồi xát lại lần 2 cùng hỗn hợp rượu và gừng. Sau đó, rửa sạch với nước và để ráo.
- Có thể dùng chanh hoặc muối + giấm để chà xát lên vịt, mùi hôi cũng sẽ được loại bỏ.
Sơ chế gạo.
- Đem gạo vo sạch, để ráo nước rồi rang với lửa nhỏ cho đến khi gạo hơi ngả màu. Rang gạo giúp cháo thơm và ngon hơn so với việc nấu gạo thường.
Sơ chế các nguyên liệu khác.
- Rửa sạch rau sống, thái nhỏ để tiến hành nấu.
Cách nấu cháo vịt
- Để nguyên cả gốc và vỏ củ hành tím, cho lên bếp nướng thơm. Sau đó bóc lớp vỏ ngoài cho sạch rồi đập dập. Hành nướng sẽ khử mùi triệt để và làm tăng hương vị cho vịt luộc và nước dùng.
- Nấu nồi nước đủ luộc vịt lên bếp đun sôi. Cho hết hành đã nướng vào nồi rồi cho vịt vào luộc cùng. Luộc vịt chín từ từ, để ý tránh để nước luộc bị cạn.
Lưu ý: Trong quá trình luộc vịt, mở nắp và thường xuyên vớt bọt để nước luộc có độ trong ngọt tự nhiên và loại bỏ các cặn bẩn.
- Luộc vịt khoảng 15 phút rồi cho gạo vào nấu cùng. Khi vịt chín mềm, vớt ra ngoài rồi để nguội. Nếu gạo vẫn chưa bung đều thì tiếp tục nấu cho đến khi gạo nở búp, hạt gạo bung vừa phải, không quá nhừ là được.
- Chặt vịt thành các miếng nhỏ (nếu luộc nguyên con).
- Dùng nước mắm gừng để chấm thịt vịt.
- Múc cháo vịt ra tô, rắc thêm hành lá, đầu hành, hành phi và hạt tiêu lên trên. Bày vịt ra đĩa, rau sống và chén nước mắm gừng ra cùng rồi thưởng thức.
Ảnh minh họa: Cách nấu cháo vịt siêu ngon và không mùi.
Yêu cầu thành phẩm đúng với cách nấu cháo vịt
- Cháo nên được giữ ấm cho đến khi ăn.
- Cháo có vị ngọt tự nhiên của nước luộc vịt.
- Hạt gạo bung vừa phải, có mùi thơm nhẹ, mùi thơm sực nức của tiêu và hành phi ngầy ngậy.
- Cháo vịt có độ loãng vừa phải, không quá đặc cũng không quá loãng.
- Thịt vịt chín mềm vừa, có độ dai ngọt tự nhiên, hòa quyện với nước mắm sẽ làm nổi bật hương vị.
Với những chia sẻ về cách nấu cháo vịt trên đây, hy vọng bạn đã có thêm công thức mới cho sổ tay nấu nướng của mình. Tại Vit29.com, bạn có thể khám phá đa dạng các món đặc sản từ vịt như vịt quay Bắc Kinh, lẩu vịt, vịt nấu cháo và rất nhiều món ngon khác. Hãy đến và thưởng thức những món ăn hấp dẫn tại 9 cơ sở trải khắp Hà Nội.