Du lịch Đông Tây Bắc không chỉ mang đến cho du khách những trải nghiệm tuyệt vời mà còn giúp họ tìm hiểu về lịch sử, văn hóa và thiên nhiên đặc biệt của vùng này. Bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng những cánh đồng bậc thang, những ngọn thác nước hùng vĩ, những ngôi làng cổ kính và những bảo tàng lịch sử độc đáo. Hãy cùng Sinhtour khám phá bản đồ du lịch Đông Tây Bắc mới nhất năm 2024 và lên kế hoạch cho chuyến đi của bạn ngay bây giờ!
1. Sơ lược về Đông Bắc
Đông Bắc Việt Nam là điểm du lịch được du khách trong và ngoài nước yêu thích bởi những đặc trưng hiếm thấy ở một nơi nào khác. Về mặt vị trí địa lý, Đông Bắc bao gồm những tỉnh và địa phương liên kết với nhau và với trung tâm là thủ đô Hà Nội. Vùng Đông Bắc giới hạn về phía Bắc và phía Đông bởi đường biên giới Việt-Trung, phía Đông Nam hướng ra vùng vịnh Bắc Bộ, ranh giới khu vực phía Nam được giới hạn bởi dãy núi Tam Đảo thuộc Vĩnh Phúc.
Vùng Đông Bắc mang đặc trưng của vùng núi đá vôi hoặc núi đất như dãy núi Mẫu Sơn Lạng Sơn, hay dãy Tam Đảo Vĩnh Phúc, và đặc trưng nhất là Cao nguyên đá Đồng Văn. Vùng núi Đông Bắc được mệnh danh là “địa đầu” của Tổ Quốc với lãnh thổ giáp với đường biên giới Trung Quốc.
Nằm trên tuyến du lịch xuyên Á là điểm đầu của du lịch Bắc Nam nằm trên tuyến vòng cung phía Bắc, đây là khu vực có nhiều tiềm năng nổi bật về du lịch sinh thái, du lịch văn hoá và du lịch biên giới.
Những địa điểm du lịch tại Đông Bắc không nên bỏ qua:
1. Thác Bản Giốc Cao Bằng
Là một trong những thác nước được mệnh danh là đẹp nhất Việt Nam không thể bỏ lỡ nếu bạn đặt chân tới miền núi phía Bắc Việt Nam. Thời điểm tháng 8 tháng 9 hàng năm, Thác Bản Giốc có nhiều nước chảy mạnh, khí hậu dịu mát và khung cảnh xanh ngắt khiến cho du khách không khỏi bất ngờ và trầm trồ chiêm ngưỡng.
2. Hồ Ba Bể Bắc Cạn
Nằm trong top 20 hồ nước ngọt trên núi đẹp nhất thế giới, Hồ Ba Bể được bao bọc bởi núi non trùng điệp cùng rừng cây nhiệt đới khí hậu thoáng mát quanh năm. Đặc biệt thời điểm tháng 5 khi du khách ghé chân đến nơi nây được tận hưởng không khí yên bình và tham quan chiêm ngưỡng những thắng cảnh làm say đắm lòng người như: Ao Tiên, Thác Đầu Đẳng, Động Puông…
3. Khám phá Hà Giang
Thời điểm lí tưởng nhất để đến Hà Giang là vào mùa thu tháng 9-10-11 hàng năm mà du khách không nên bỏ lỡ trong chuyến du lịch khám phá Đông Bắc của mình. Đây là thời điểm mùa lúa chín với bức tranh thiên nhiên vô cùng sống động với những thuở ruộng bậc thang tại Hoàng Su Phì hoặc khu vực Lũng Cú, hay khoảng thời điểm tháng 10-11 là thời gian với những cánh đồng tam giác mạch màu tím bung nở trong nắng chiều nổi bật trên nền xanh xám của những rặng đá tai mèo tại Cao nguyên đá Đồng Văn.
4. Chợ Phiên của đồng bào dân tộc thiểu số
Người ta nói chợ là nơi phản ánh rõ nét nhất những nét văn hoá đặc sắc của người dân địa phương. Tại vùng Đông Bắc Việt Nam có nhiều đồng bào thiểu số cùng nhau sinh sống, mỗi ngày họp chợ không chỉ là nơi buôn bán các mặt hàng mà còn là dịp để trao đổi hò hẹn tâm tình nổi bật như Chợ Phiên Đồng Văn, Chợ tình Khâu Vai …rất thú vị và đáng để trải nghiệm.
2. Sơ lược về Tây Bắc
Vùng Tây Bắc Việt Nam có tổng diện tích trên 5.6 triệu ha được chia làm 6 tỉnh thành là : Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai và Yên Bái. Vùng Tây Bắc giáp ranh với nước bạn Lào và Trung Quốc có địa hình núi cao và chia cắt sau, nhiều khối núi và dãy núi cao trong đó phải kể đến là dãy núi Hoàng Liên Sơn dài tới 180km với nhiều đỉnh núi cao như Fansipan - nóc nhà của Đông Dương, Bạch Mộc Lương Tử, Pu Ta Leng đều có độ cao xấp xỉ 3000m.
Vùng Tây Bắc có đặc trưng văn hoá của dân tộc Thái nổi tiếng với những điệu múa xoè hoa mà ai đó đã từng đến Tây Bắc chắc hẳn không thể quên được hình ảnh những cô gái Thái với những bộ váy áo tực rỡ đặc trưng. Ngoài ra tại khu vực rẻo cao là nơi cư trú của nhóm ngôn ngữ Mông-Dao, Tạng Mến, còn ở thung lũng chân núi là nơi sinh sống của nhóm ngôn ngữ Việt - Mường, Thái.