Bạn đã chán ngấy những bữa cơm cứ lặp đi lặp lại mỗi ngày? Vậy cuối tuần, hãy thử đổi bữa bằng món lẩu Thái tôm mực cực kỳ hấp dẫn và thơm ngon xem sao bạn nhé! Vị chua chua, cay cay kết hợp cùng với vị ngọt đậm đà của các nguyên liệu chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng. Nếu bạn không biết cách nấu lẩu Thái tôm mực như thế nào, Michelia sẽ giúp bạn thông qua nội dung bài viết dưới đây.
1. Nguyên liệu chuẩn bị
Bạn cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu sau đây:
- Thịt bò: 200g
- Cá mực: 200g
- Nghêu: 200g
- Tôm: 200g
- Cá phi lê: 200g
- Hành tím: 1 củ
- Cà chua: 1 quả
- Dứa: ¼ quả
- Nấm hương: 5 cái
- Nấm kim châm: 100g
- Ớt: 2-3 quả
- Sả: 2 nhanh
- Gừng: 1 nhánh
- Nước hầm xương: 1.5 lít
- Gia vị lẩu thái: 1 gói
- Dầu ăn: 2 muỗng canh
- Các loại rau ăn kèm gồm có: nấm kim châm, cải thảo, cải cúc,…
2. Chi tiết các bước thực hiện cách nấu lẩu Thái tôm mực chuẩn vị
Với cách nấu lẩu Thái truyền thống chúng ta có rất nhiều cách nấu khác nhau nhưng để để chế biến được món lẩu Thái tôm mực chuẩn vị, bạn cần thực hiện theo các bước như sau:
2.1. Lựa chọn nguyên liệu tươi ngon
Nguyên liệu tươi ngon sẽ quyết định đến chất lượng của món lẩu. Vì vậy, bạn cần phải biết cách để chọn mua được những nguyên liệu vừa tươi ngon, vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Dưới đây là một số mẹo khi chọn nguyên liệu:
2.1.1. Cách lựa chọn thịt bò tươi ngon
- Nên chọn mua thịt bò có màu đỏ tươi, phần mỡ bò có màu vàng nhạt. Đối với những miếng thịt có màu đỏ thâm thì không nên mua
- Thịt bò tươi ngon là thịt bò có độ mềm, các thớ thịt mịn và khi ấn tay vào sẽ có độ đàn hồi tốt
- Tuyệt đối không nên mua những miếng thịt bò có nang trắng, nhỏ và dễ rời ra hoặc những miếng thịt nhỏ đã được cắt sẵn. Vì đây thường là những miếng thịt bò có chứa sán sẽ rất nguy hiểm khi ăn vào.
2.1.2. Cách lựa chọn mua ngao tươi
- Nên chọn mua những con ngao còn sống, miệng đóng chặt và có vỏ cứng
- Trong trường hợp miệng ngao mở ra nhưng khi bạn dùng tay sờ vào thì chúng khép miệng lại thì đây cũng là ngao tươi sống nên mua
- Nếu dùng tay tách thử vỏ ngao mà tách được dễ dàng thì không nên mua.
2.1.3. Cách chọn mua rau cải tươi ngon
- Rau cải tươi ngon hay một số loại rau ăn kèm với lẩu thường có màu xanh mướt, cọng rau có kích thước vừa phải.
- Không nên mua rau đã bị dập nát hoặc héo úa.
- Nên chú ý mua rau ở nơi đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm.
2.2. Sơ chế nguyên liệu
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu, bạn tiến hành sơ chế nguyên liệu như sau:
- Thịt bò mua về rửa sạch và thái lát mỏng vừa ăn
- Tôm rửa sạch, bóc phần vỏ đầu để riêng ra bát và loại bỏ chất bẩn trên đầu tôm
- Mực ống sơ chế sạch với nước, sau đó để ráo nước rồi cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn
- Hành tím bóc vỏ, đập dập và băm nhỏ
- Tỏi bóc vỏ, đập dập và băm nhỏ như hành tím
- Sả bó bớt lớp vỏ già, rửa sạch, đập dập sau đó cắt thành từng khúc vừa
- Hành tây bóc lớp vỏ bên ngoài, rửa sạch rồi cắt đôi
- Gừng bỏ vỏ, rửa sạch. Sau đó, 1 nửa đem đập dập, và 1 nửa lát mỏng thái sợi
- Hành lá lấy phần ăn được rửa sạch cắt khúc vừa phải.
- Đậu hũ thái từng miếng vừa ăn
- Cà chua rửa sạch, bổ múi cau
- Dứa bỏ cùi giữa xong cắt lát mỏng.
2.3. Phi thơm hành tỏi, gừng
Với cách nấu lẩu thái tôm mực này thì bước này bạn cần lưu ý cho chảo lên bếp đun nóng cùng dầu ăn cho đến khi dầu ăn nóng thì cho 1 phần hành tím, tỏi và gừng thái sợi vào phi thơm cho đến khi dậy mùi thì tắt bếp và cho riêng hỗn hợp trên ra bát nhỏ.
2.4. Ướp mực, tôm, thịt bò
Tiếp đến, bạn cho hỗn hợp trên vào ướp cùng với tôm, mực và thịt bò rồi trộn đều cho ngấm gia vị.
2.5. Ngâm me và xương ống
- Cho me vào bát tô và đổ nước vừa đun sôi và bát, sau đó dùng thìa để dằm nát me với nước sôi nóng. Sau đó, bạn đợi khoảng 15 phút rồi loại bỏ hạt me, chỉ giữ lại phần nước cốt me
- Cho khoảng 2 lít nước lọc vào 1 chậu sạch, sau đó cho hành và gừng đã đập dập cùng với ½ thìa muối và xương ống vào ngâm trong khoảng 20 phút. Tiếp theo, bạn lấy xương ống ra rửa lại với nước sạch và để cho ráo nước.
2.6. Nấu nước lẩu
- Đặt nồi lên bếp và đun nóng cùng với dầu ăn, sau đó cho gừng đập dập cùng với phần gốc của hành lá vào nồi rồi xào cho dậy mùi
- Cho tiếp phần vỏ tôm vào xào khoảng 2-4 phút thì đổ khoảng 4 lít nước đã đun sôi cùng với phần xương ống vào rồi đun ở lửa lớn
- Cho 1 phần sả đập dập và hành tây vào nồi đun cho đến khi nước hầm xương sôi thì vớt bỏ bọt trắng trên mặt nước đang sôi, hạ nhỏ lửa và tiếp tục ninh xương trong khoảng hơn 1 giờ để nước hầm được ngọt.
2.7. Xào cà chua với dứa
- Đặt 1 chảo sạch khác lên bếp, cho dầu ăn vào và đun cho đến khi dầu ăn nóng thì cho hết phần sả đã đập dập cùng với hành, tỏi băm nhuyễn vào đảo đều cho đến khi dậy mùi thì cho 1 nửa cà chua cùng phần dứa đã thái lát mỏng vào xào khoảng 1 phút
- Nêm nếm các gia vị bao gồm: hạt nêm, đường, bột ngọt, sa tế, ớt cắt lát vào để xào cùng với dứa và cà chua. Sau khi xào được khoảng 2 phút thì tắt bếp.
2.8. Hoàn thành nước lẩu
- Khi đã hầm xương đã đủ thời gian với cách nấu lẩu thái tôm mực của Michelia, bạn cho phần nước cốt ninh xương sang nồi lẩu chuyên dụng, phần xương ống để lại
- Cho dứa và cà chua vừa xào vào nồi nước lẩu và bật bếp để đun sôi
- Tiếp tục cho thêm nước cốt me và nêm nếm gia vị cho vừa ăn
- Khi nước sôi, đổ hết phần cà chua còn lại vào nước lẩu tôm mực và đun sôi nhỏ lửa.
2.9. Thành phẩm
Sau khi nước lẩu sôi, bạn bày thịt bò, mực, tôm và các loại rau ăn kèm ở xung quanh nồi lẩu để nhúng chín và thưởng thức. Với cách làm lẩu thái tôm mực như này, nước lẩu sẽ có vị chua của me và cà chua kết hợp với vị cay của ớt và sa tế cùng với vị ngọt của các loại nguyên liệu khác. Tất cả hòa quyện lại với nhau tạo nên một hương vị vô cùng hấp dẫn và thơm ngon. Bên cạnh đó, màu sắc của nước dùng cũng rất đẹp mắt và kích thích người ăn. Bạn có thể kết hợp ăn lẩu với bún tươi hoặc mì gói để món ăn thêm ngon miệng.
Sau đây là cách nấu lẩu thái tôm mực chuẩn vị mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng với những thông tin trong bài viết, bạn sẽ có thể tự tin vào bếp để nấu cho cả nhà một nồi lẩu Thái tôm mực cực thơm ngon và đậm vị. Chúc bạn thành công với món lẩu Thái của mình.