Reviews

Lễ hội Tết Nguyên đán truyền thống - Nét văn hoá Việt

CEO Kenvin LK

Tết Nguyên đán là một ngày lễ cổ truyền lớn và lâu đời nhất nước ta, được tổ chức từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau của Tổ Quốc. Đây được coi là một...

Tết Nguyên đán là một ngày lễ cổ truyền lớn và lâu đời nhất nước ta, được tổ chức từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau của Tổ Quốc. Đây được coi là một ngày lễ tưng bừng, nhộn nhịp nhất của cả dân tộc. Nhưng ít ai biết rằng, từ những thế kỷ trước, bắt đầu từ thời Lý - Trần - Lê, ông cha ta đã cử hành lễ Tết hàng năm một cách vô cùng trang trọng và linh thiêng.

Theo truyền thuyết và lịch sử của nước ta, từ thời họ Hồng Bàng dựng nước Văn Lang đến thời Kinh Dương Vương sinh ra Lạc Long Quân rồi vị thần này kết hôn với Âu Cơ sinh ra Hùng Vương thì từ ngày ấy, người Việt ta đã ăn Tết. Minh chứng rõ nhất cho việc này đó là sự xuất hiện của bánh chưng, bánh dày - nhờ sáng kiến của Lang Liêu - con trai thứ 18 của đời Hùng Vương thứ 6.

Từ đó, có thể thấy rằng nước Việt ta đã sớm hình thành một nền văn hóa truyền thống mang bản sắc riêng của người Việt - với những đặc trưng của nền nông nghiệp lúa nước, cùng những sản vật từ lúa, gạo. Gạo - sản vật chính nuôi sống con người, trong đó có gạo nếp thơm ngon nhất nên được chọn làm thành các thứ bánh dành cho việc cúng tế tổ tiên trong ngày đầu năm.

Ý nghĩa Tết Nguyên Đán

Với người Việt Nam, Tết Nguyên Đán không chỉ là khoảng thời gian chuyển giao giữa năm cũ và năm mới Âm lịch mà nó còn chứa đựng nhiều ý nghĩa tâm linh, văn hóa. Theo quan niệm phương Đông, đây là khoảng thời gian trời đất có sự giao hòa và con người trở nên gần với thần linh.

Tết Nguyên Đán xưa là dịp để người nông dân bày tỏ lòng thành kính đến các vị thần linh như thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước, thần Mặt trời,... và cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Bên cạnh đó, đây còn được coi là ngày “làm mới”, ngày để mọi người có thể hy vọng vào một năm mới an lành, sung túc, thuận lợi trong cả năm và gác lại mọi điều không may mắn trong năm cũ. Do vậy, vào dịp Tết, nhà nào cũng tất bật dọn dẹp, sắm sửa, trang hoàng nhà cửa cho thật đẹp.

Đây cũng là dịp mọi người làm mới lại về phần tình cảm và tinh thần để mối liên hệ với người thân được gắn bó hơn, tinh thần thoải mái, tươi vui hơn. Trong dịp Tết, các gia đình thường tụ họp chúc Tết nhau, cùng nhau thắp nén hương tưởng nhớ ông bà, tổ tiên, tạ ơn ông bà, tổ tiên đã phù hộ trong suốt một năm qua.

Các lễ hội truyền thống ngày Tết

Lễ hội ngày Tết là một trong những nét đẹp truyền thống trong văn hóa dân gian của người Việt Nam. Trong những ngày đầu xuân năm mới, ngập tràn không khí vui tươi phấn khởi của thiên nhiên đất trời chính là thời điểm thích hợp để nhiều lễ hội truyền thống trên khắp đất nước bắt đầu khai hội phục vụ nhu cầu tâm linh của người dân và cũng để đón du khách về tham quan, chiêm bái.

Lễ hội Chùa Hương

  • Thời gian: từ 6/1 đến 18/2 Âm lịch
  • Địa điểm tổ chức: khu danh thắng chùa hương (hay Hương Sơn) thuộc Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

Chùa Hương là điểm du lịch tâm linh hấp dẫn miền Bắc đặc biệt là dịp đầu xuân năm mới. Lễ hội kéo dài từ tháng 1 đến tháng 3 Âm lịch thu hút phật tử và khách du lịch từ khắp nơi. Khai hội chính thức bắt đầu vào mùng 6 tháng Giêng, ngày mở cửa rừng của người dân. Lễ hội kéo dài đến hết tháng 3 Âm lịch nhưng đỉnh cao là từ rằm tháng Giêng đến 18 tháng 2 Âm lịch. Trong đó, riêng mùng 5 có khoảng hơn 4 vạn khách từ mọi miền đất nước.

Hội Lim

  • Thời gian: từ ngày 9 đến 14 tháng Giêng Âm lịch
  • Địa điểm tổ chức: huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh

Lễ hội Lim là một trong những lễ hội ngày Tết truyền thống nổi tiếng của người dân Bắc Ninh. Lễ hội này được xem là tinh hoa của văn hóa vùng Kinh Bắc. Kể từ ngày ra mắt lễ hội Lim cho đến nay, từ khâu chuẩn bị cho đến khâu cử hành nghi lễ thường sẽ diễn ra từ ngày 9 đến 14 tháng giêng âm lịch. Trọng tâm của lễ hội sẽ được tiến hành vào buổi sáng ngày 13 tháng giêng âm lịch.

Lễ hội Yên Tử

  • Thời gian: ngày 10 tháng Giêng tới hết 3 tháng mùa xuân
  • Địa điểm tổ chức: chùa Trình, Yên Tử, tình Quảng Ninh

Yên Tử là một di tích kết hợp hài hòa giữa chiều sâu lịch sử và cảnh đẹp kỳ bí của thiên nhiên. Vào mỗi độ xuân sang, du khách thập phương lại tấp nập về Hội xuân Yên Tử lễ Phật, du xuân cầu may và thành tâm chiêm bái chốn Tổ Thiền Trúc Lâm, thăm Khu Di tích lịch sử - thắng cảnh nổi tiếng của vùng Đông Bắc của Tổ quốc, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Lễ hội Gióng đền Sóc

  • Thời gian: mùng 6 đến ngày mùng 8 tháng Giêng Âm Lịch
  • Địa điểm tổ chức: xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội

Lễ hội Gióng đền Sóc là một lễ hội lớn và quan trọng của Hà Nội, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Lễ hội thu hút hàng nghìn người dân địa phương và du khách thập phương tham gia.

Lễ hội chùa Ba Vàng

  • Thời gian: mùng 1 đến ngày mùng 10 tháng Giêng Âm lịch
  • Địa điểm tổ chức: chùa Ba Vàng, núi Ba Vàng, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

Lễ hội Ba Vàng mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, là dịp để người dân cầu mong một năm mới an lành, hạnh phúc. Lễ hội gồm nhiều hoạt động phong phú, như lễ khai hội, lễ rước kiệu, lễ tế, lễ hội văn hóa.

Lễ hội Căm Mường

  • Thời gian: tháng Giêng đến 3/3 Âm lịch
  • Địa điểm tổ chức: Lai Châu

Dân tộc Lự ở Lai Châu tổ chức lễ hội Căm Mường để dâng lễ vật tạ ơn thần linh và cầu nguyện cho một năm sung túc.

Lễ hội xuống đồng

  • Thời gian: ngày 8 tháng Giêng
  • Địa điểm tổ chức: Lào Cai, Lai Châu, Sơn La

Lễ hội xuống đồng là một trong các lễ hội vùng Tây Bắc của đồng bào Tày, Nùng. Lễ hội này mang các nghi thức tâm linh như tục rước đất, tục rước nước.

Lễ hội nhảy lửa

  • Thời gian: cuối năm Âm lịch đến rằm tháng Giêng
  • Địa điểm tổ chức: Hà Giang, Tuyên Quang

Lễ hội nhảy lửa được diễn ra từ cuối năm âm lịch cho đến rằm tháng giêng. Lễ hội nhằm cầu nguyện cho một năm mới an lành, hạnh phúc.

Lễ hội đền Đức Thánh Trần

  • Thời gian: ngày 8 đến 10 tháng Giêng
  • Địa điểm tổ chức: đền Đức Thánh Trần ở TP Hồ Chí Minh

Những ngày lễ hội là tấm lòng tri ân công đức Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, đồng thời giáo dục truyền thống, lịch cho thế hệ trẻ.

Lễ hội Núi Bà Đen

  • Thời gian: mùng 4 Tết Nguyên Đán đến hết tháng Giêng
  • Địa điểm tổ chức: Núi Bà Đen thuộc xã Thạnh Tân, huyện Hoà Thành, tỉnh phố Tây Ninh

Lễ hội xuân núi Bà Đen được khai mạc đúng mùng 4 Tết Nguyên đán và kéo dài đến hết tháng Giêng. Lễ hội chính diễn ra từ 15 đến 18/1 Âm lịch.

Lễ hội Dinh Cô

  • Thời gian: mùng 10 tháng Giêng tới ngày 12/2 Âm lịch
  • Địa điểm tổ chức: thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Lễ hội Dinh Cô là lễ hội lớn nhất vùng biển Nam Bộ. Cứ mỗi lần gần tới lễ hội thì rất nhiều người dân địa phương và du khách tìm đến Dinh Cô dự lễ hội để cầu mong những điều an toàn cho cuộc sống và thưởng ngoạn phong cảnh sơn thủy hữu tình.

Lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu

  • Thời gian: ngày 14 và 15 tháng Giêng âm lịch
  • Địa điểm tổ chức: Chùa Bà Thiên Hậu, thành phố Thủ Dầu Một và thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

Lễ hội Vía Bà Thiên Hậu được tổ chức hàng năm để tưởng nhớ công ơn đức độ của bà Đỗ Thị Tân và cầu nguyện cho quốc thái dân an, mùa màng tươi tốt, đời sống người dân thịnh vượng.

Lễ hội Cầu Ngư

  • Thời gian: ngày 12 tháng Giêng Âm lịch
  • Địa điểm tổ chức: các làng chài miền Trung

Lễ hội Cầu Ngư được tổ chức vào ngày 12 tháng Giêng Âm lịch, tại đây những ngư dân khu vực miền Trung sẽ chuẩn bị cho lễ hội cầu ngư, một nghi lễ quan trọng cầu cho sóng yên biển lặng, tôm cá đầy ghe và cuộc sống người chài lưới thêm sung túc.

Lễ hội vật Làng Sình

  • Thời gian: mùng 10 tháng Giêng Âm lịch
  • Địa điểm tổ chức: Làng Lại Ân, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế

Lễ hội Vật làng Sình là nét đẹp văn hóa truyền thống được gìn giữ và phát huy suốt mấy trăm năm qua kể từ thời chúa Nguyễn.

1