Lẩu gà thuốc bắc là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng và rất tốt cho sức khỏe. Chính vì vậy, nhiều bà nội trợ yêu thích và muốn chế biến cho gia đình. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách nấu lẩu gà thuốc bắc ngon và giữ lại được các chất dinh dưỡng cần thiết của món ăn. Hãy cùng tìm hiểu công thức nấu lẩu gà thuốc bắc đơn giản và ngon miệng dưới đây.
1. Giá trị dinh dưỡng của món lẩu gà thuốc bắc
Lẩu gà thuốc bắc rất bổ dưỡng giúp bồi bổ sức khỏe và nâng cao đề kháng. Các loại nguyên liệu có trong món lẩu gà thuốc bắc có công dụng sau:
- Kỷ tử: Bổ máu, bổ gan thận.
- Táo đỏ: Giúp an thần, ngủ ngon.
- Ý dĩ: Công dụng lợi thủy trừ thấp, kiện tỳ, bài mủ, thư cân hoạt lạc.
- Hạt sen: Dễ ngủ, cải thiện tiêu hóa và chống lão hóa.
- Nhân sâm: Giảm viêm, tốt cho hệ thần kinh, tăng cường miễn dịch, chống ung thư…
- Gia vị thuốc bắc kết hợp giúp điều hòa khí huyết trong quá trình mang thai.
Cách nấu lẩu gà thuốc bắc ngải cứu
Bước 1: Nguyên liệu chuẩn bị lẩu gà thuốc bắc ngải cứu
- Một con gà ta tầm khoảng 1 kg - 1,5 kg
- 1 gói thuốc bắc
- 1 củ khoai môn
- 3 miếng đậu phụ
- Các loại gia vị cần có: Muối, gừng, hạt nêm, bột ngọt, đường, hành hoa, mắm…
- 1 kg bún tươi (hoặc có thể thay bằng phở hoặc mì tôm)
- Dụng cụ nấu lẩu gồm: Bếp ga mini, nồi nấu lẩu hoặc có thể dùng bếp từ hoặc bếp điện.
- Mẹo nhỏ: Cách lựa chọn mua thịt gà tươi ngon
- Chọn gà ta có màu da vàng nhạt, mỏng, mịn, độ đàn hồi cao và chỉ vàng đậm ở một số chỗ như ức, cánh, lưng. Tránh mua gà bị bầm dập, tụ máu.
- Không nên chọn gà có màu đen sạm vì có thể là gà đã chết trước khi được sơ chế.
- Kiểm tra thịt gà bằng cách ấn vào mình gà, nếu thịt săn chắc là gà ngon, còn nếu thịt nhão, trơn, biến dạng, bị lõm kiểu phù nhiều nước, không nên mua để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.
Bước 2: Sơ chế thịt gà
- Làm sạch gà sau khi cắt tiết xong, rồi làm lông, mổ bụng và rửa sạch. Cho một ít muối trắng sát lên lớp da để loại bỏ mùi hôi của gà. Sau đó rửa lại bằng nước sạch.
- Đối với phần đầu gà và cổ cánh, cắt ra đem ninh làm nước dùng.
- Đối với phần mình gà, luộc cho đến khi chín, sau đó ráo nước và chặt thành miếng vừa ăn.
- Đối với phần lòng, mề và gan gà, làm sạch, bóp muối và rửa lại bằng nước sạch. Sau đó thái ra thành miếng nhỏ và bày ra đĩa.
Bước 3: Sơ chế rau, đậu, khoai môn cho món lẩu
- Gọt vỏ khoai môn, rửa sạch và thái thành từng miếng vừa ăn.
- Rửa sơ qua đậu phụ bằng nước sạch và cắt thành miếng vừa ăn.
- Rửa sạch các loại rau, cắt khúc và ngâm qua nước muối loãng tầm 5-10 phút. Sau đó vớt ra và để ráo nước.
Bước 4: Cách làm nước dùng lẩu gà thuốc bắc
- Lấy nước luộc gà và thêm một ít nước, cùng với vài miếng gừng tươi vào nồi nước dùng. Cho cổ, cánh, chân gà cùng gói thuốc bắc vào ninh nhỏ lửa khoảng 1 tiếng để nước dùng có đủ vị của thuốc bắc.
- Nêm nếm gia vị cho vừa miệng trước khi tắt bếp.
Lưu ý: Trong quá trình làm nước lẩu, hớt hết bọt nổi lên để nồi lẩu trong và đẹp mắt hơn. Có thể xào gà lên trước khi ninh để thịt săn lại và đậm đà hơn.
Bước 5: Thành phẩm
- Bắc nồi lẩu lên bếp gas mini hoặc bếp từ để bắt đầu ăn lẩu. Đổ nước dùng vào nồi lẩu, cho khoai môn và bật bếp. Khi nước dùng sôi, thêm nấm kim chi, lòng mề, đậu phụ, nấm hương vào.
3. Lẩu gà thuốc bắc ăn với rau gì?
Để có thể thưởng thức lẩu gà thuốc bắc một cách trọn vị nhất, không thể thiếu những loại rau như rau ngải cứu, rau cần, rau muống, rau cải cúc và nấm kim châm.
Hy vọng với hướng dẫn trên, bạn sẽ có thể thực hiện cách nấu lẩu gà thuốc bắc ngon và đúng với vị thuốc bắc tại nhà.