Ẩm thực

Cách làm vịt nấu thơm (dứa) ăn kèm với bánh mì thơm ngon khó cưỡng

CEO Kenvin LK

Thịt vịt là món ăn quen thuộc và được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, mình sẽ giới thiệu cho các bạn một cách chế biến mới lạ nhưng không kém phần ngon là...

Thịt vịt là món ăn quen thuộc và được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, mình sẽ giới thiệu cho các bạn một cách chế biến mới lạ nhưng không kém phần ngon là thịt vịt nấu dứa. Món ăn này có hương vị đậm đà và quyện cùng vị chua ngọt dịu dịu của dứa, sẽ khiến bạn không thể cưỡng lại.

Lợi ích của thịt vịt tới sức khỏe

  • Thịt vịt được ưa chuộng vào những ngày hè nóng bức vì tính mát và dễ ăn. Ngoài ra, thịt vịt còn có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ chữa bệnh tim mạch, hỗ trợ điều trị lao phổi và ung thư, ngay cả trong quá trình hóa trị, xạ trị.
  • Thịt vịt rất hữu ích cho người suy nhược thể chất, mắc chứng chán ăn, bị sốt, phù nề cơ thể, người có thể chất yếu nhất là sau khi khỏi bệnh, bị đổ mồ hôi ban đêm, phụ nữ ít kinh nguyệt, sản phụ thiếu sữa...
  • Thịt vịt cũng có khả năng chống lại hiện tượng sơ vữa động mạch và bảo vệ tim mạch.
  • Ngoài ra, thịt vịt còn giúp tăng cường hệ miễn dịch và có tác dụng lợi tiểu, chống tiêu phù.

Lợi ích của thơm (dứa) tới sức khỏe

  • Thơm có chứa một loại enzyme proteolytic có tên bromelain, có tác dụng chống viêm nghiêm trọng.
  • Thơm chứa nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa khác, có khả năng tăng cường hệ miễn dịch và phòng ngừa ung thư.
  • Thơm còn có lợi cho hệ tiêu hóa, bảo vệ khỏi những tình trạng như táo bón, tiêu chảy, xơ vữa động mạch, đông máu và bệnh về huyết áp.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Vịt: nửa con
  • Dứa (thơm): 1 quả gọt sạch mắt
  • Nước dừa tươi
  • Hành lá
  • Hành tím
  • Tỏi: 1 củ băm nhỏ
  • 1 củ hành tây
  • 300 gr đậu phộng
  • Gia vị: đường, bột ngọt, muối, tiêu, tương cà, tương xí muội, 1 muỗng màu dầu điều,...
  • 300 Gr nấm đông cô, hoặc nấm mèo (tùy thích).

Cách sơ chế nguyên liệu

  • Sơ chế vịt: Thịt vịt làm sạch lông, rửa sạch để ráo. Để hết mùi hôi, bạn có thể bóp thịt vịt với hỗn hợp rượu trắng và gừng để khử mùi hôi.
  • Dứa sau khi làm sạch thì thái thành miếng vừa ăn hoặc thái khoanh tròn, chắn giữa bỏ cùi dứa đi, 1 nửa ép lấy nước cốt dứa.
  • Hành tím băm nhỏ. Hành lá lấy lá tia bông. Tỏi băm nhỏ.
  • Hành tây lột vỏ, rửa sạch, thái múi cao vừa ăn
  • Đậu phộng ngâm nước cho nở, sau đó lột vỏ và để ráo.
  • Nấm đông cô, nấm mèo ngâm nước ấm cho nở, rửa sạch và để ráo.

Ngâm nước lột vỏ rang sơ đậu phộng

Thực hiện nấu vịt nấu dứa ăn kèm bánh mì hoặc bún

Bước 1: Ướp vịt với hành, tỏi băm nhỏ, bột ngọt, muối, tiêu, đường, dầu đều, tương cà và tương xí muội để thấm gia vị khoảng 30-40 phút.

Bước 2: Thơm bỏ vào cái thau lớn, ướp với đường. Nếu bạn thích ăn ngọt hơn, có thể cho thêm đường. Đặc trưng của món này là vị ngọt của thịt vịt và vị chua ngọt của thơm (dứa).

Bước 3: Rang đậu phộng với ít dầu ăn cho vàng sơ qua.

Bước 4: Phi thơm hành, tỏi băm với chút dầu ăn, cho vịt vào xào với lửa lớn, nêm bột canh. Khi vịt ướp đã săn lại, đổ nước ép dứa và nước dừa tươi cho ngập mặt thịt vịt. Đun nhỏ lửa cho tới khi thịt mềm, sau đó cho dứa và nấm mèo cắt miếng vào. Nêm thêm 1 muỗng hạt nêm và đường cho vừa ăn. Tiếp theo, cho đậu phộng nguyên hạt vừa rang sơ lúc nãy vào, sau đó thêm hành tây và tắt bếp.

Bước 5: Cuối cùng, bạn chỉ cần múc thịt vịt ra tô, cho hành lá cắt nhỏ và chút tiêu bột vào. Món này thường được ăn nóng kèm với cơm, bún hoặc bánh mì.

Món thịt vịt nấu dứa sẽ có màu nâu, dứa vàng ươm và mang mùi thơm hấp dẫn.

Lưu ý khi nấu món vịt

  • Để nhổ lông nhanh và sạch lông, hãy nấu nước sôi và thả vào nồi ít vôi trong hoặc lá khế. Dùng nước này nhúng vịt rồi mới nhổ lông, khi nhổ nhớ miết tay xuống sát da để làm sạch hết phần lông tơ.
  • Để tẩy mùi hôi, dùng rượu trắng và muối xát đều lên da vịt, sau đó xả dưới vòi nước. Vịt sẽ trở nên trắng và sạch.
  • Để thịt vịt không quá dai, hãy thái xéo thớ thịt. Thịt vịt sẽ trở nên mềm mại và đẹp mắt.

Lưu ý khi ăn thịt vịt

  • Những người mắc bệnh gout không nên ăn thịt vịt vì nó có chứa lượng purin cao có thể làm tăng axit uric trong cơ thể.
  • Người mới phẫu thuật cần kiêng chất tanh và cũng không nên ăn thịt vịt vì nó có thể làm chậm lành vết thương.
  • Thịt vịt mang tính hàn nên những người có hệ tuần hoàn kém không nên ăn nhiều. Thịt vịt cũng có thể gây nhiễm lạnh và các bệnh về cơ-xương-khớp.
  • Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, lãnh cảm và đàn ông bị liệt dương cũng không nên ăn thịt vịt. Bị huyết áp thấp cũng không nên ăn thịt vịt vì tính hàn cao trong thịt vịt sẽ làm tụt huyết áp.

Lưu ý khi ăn thơm (dứa)

  • Phụ nữ mang bầu 3 tháng đầu không nên ăn quá nhiều dứa xanh vì trong dứa có chứa chất bromelain có tác dụng kích thích co bóp tử cung.
  • Người có tiền sử viêm da cơ địa, dị ứng hoặc các vấn đề về dạ dày, niêm mạc dạ dày không nên ăn dứa.

Chúc các bạn có bữa cơm ngon với món vịt nấu dứa thơm ngon và hấp dẫn! Đừng quên chia sẻ bài viết nếu bạn thấy hữu ích nhé!

1