Ẩm thực

Bí quyết làm lẩu gà thập cẩm ngon ngọt, bổ, rẻ

CEO Kenvin LK

Trong tất cả các loại lẩu, có lẽ lẩu gà vẫn là món ăn dân giã, gần gũi và dễ chế biến nhất. Một trong những món lẩu được người Việt Nam yêu thích chính...

Trong tất cả các loại lẩu, có lẽ lẩu gà vẫn là món ăn dân giã, gần gũi và dễ chế biến nhất. Một trong những món lẩu được người Việt Nam yêu thích chính là lẩu gà thập cẩm. Vậy cách làm lẩu gà thập cẩm như thế nào? Dễ hay khó?... Hãy cùng tìm hiểu bài viết này để nâng cao tay nghề bếp núc của mình.

1. Cách nấu lẩu gà thập cẩm ngon nhất

1.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị

Để tạo nên một hương vị tuyệt vời cho món lẩu gà thập cẩm, khâu chuẩn bị nguyên liệu rất quan trọng. Cụ thể, bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu sau:

  • Một con Gà tầm 2 kg
  • Hải sản, thịt bò và một số loại thịt khác…
  • Thêm 400 gam khoai tây
  • ½ kg dừa nạo
  • Thêm 6 tép tỏi và một ít ớt
  • 300 gam cà rốt
  • 100 gam nấm rơm
  • 4 thìa cafe bột cà ri khô
  • 4 thìa cafe bột cà ri ướt
  • Gia vị cần cho món lẩu gà thập cẩm gồm: Muối, tiêu, đường, dầu ăn, sa tế, bột ngọt xả, bột điều đỏ…
  • Chuẩn bị các loại rau để ăn lẩu gà, những loại rau này có thể chọn theo sở thích của mỗi người
  • Chuẩn bị thêm bún, mì hoặc miến tùy theo sở thích của gia chủ.

Nguyên liệu cần để làm món lẩu gà thập cẩm

1.2. Lẩu gà thập cẩm nên ăn kèm rau gì?

Để có thể thưởng thức lẩu gà thập cẩm một cách trọn vị nhất, không thể thiếu những loại rau sau đây:

  • Rau ngải cứu
  • Rau cần
  • Rau cải cúc
  • Nấm kim châm

1.3. Các bước thực hiện

Bước 1: Chế biến và sơ chế nguyên liệu

Khi đã chuẩn bị xong các nguyên liệu trên với cách làm lẩu gà thập cẩm, việc tiếp theo cần phải làm đó là sơ chế nguyên liệu thật cẩn thận. Đặc biệt là khâu tẩm ướp rất quan trọng. Bởi chúng quyết định nồi nước lẩu của bạn có ngon hay không. Lưu ý là mỗi loại nguyên liệu sẽ có cách sơ chế khác nhau. Cụ thể như:

  • Với thịt gà: Việc đầu tiên cần làm là rửa sạch, xát muối trước khi chặt thành miếng nhỏ. Sau đó sẽ tẩm ướp theo công thức gồm: đường, tiêu, tỏi băm nhuyễn, bột ngọt, 1/2 bột cà ri nước, 1/2 bột cà ri khô, bột điều đỏ và một vải nhánh sả thái nhỏ.

Sơ chế và tẩm ướp thịt gà

  • Với thịt bò cần được sơ chế như sau: Rửa sạch thịt bò dưới nước sạch rồi để ráo nước. Sau đó thái thành lát mỏng, lưu ý là cần phải thái ngang thớ để khi ăn thịt đỡ bị dai. Nếu cần, bạn có thể ướp thêm gừng, bột nêm, bột ngọt cho đậm đà rồi xếp ra đĩa.

Đối với hải sản, cần phải rửa sạch và trưng bày ra đĩa cho đẹp mắt trước khi nhúng vào nồi nước lẩu.

  • Còn khoai tây và cà rốt thì cần phải gọt, rửa sạch và cắt thành miếng cho vừa ăn. Để nước dùng được ngon và nguyên liệu thêm đậm đà, bạn nên luộc qua và cho vào xào với gia vị.
  • Để tạo mùi thơm cho nồi nước lẩu thì bạn cần lấy một bát nước cốt dừa cùng 3 tô nước dão.
  • Sả là một trong những nguyên liệu không thể bỏ qua trong cách làm lẩu gà thập cẩm. Chúng ta cần chuẩn bị 2 loại là: 1 là loại sả băm nhuyễn và 1 là sả cắt khúc đập dập.
  • Nấm cần phải sơ chế như sau: trước tiên là cắt bỏ chân nấm, sau đó ngâm vào nước lạnh rồi pha thêm chút bột năng trong vòng phút rồi xả lại bằng nước sạch. Tiếp đến là xào sơ với gia vị cho thêm phần đậm đà.
  • Ngoài ra, chúng ta còn chuẩn bị thêm một số loại rau ăn kèm với lẩu gà. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng, bạn cần phải nhặt sạch, bỏ rễ và ngâm qua nước muối loãng.

Sơ chế nấm trước khi dùng

Bước 2: Ninh nước dùng lẩu

Bắc nồi lên bếp, thêm vào 1 thìa canh dầu ăn. Khi dầu nóng, bạn cho thịt gà đã ướp vào xào đến khi thịt săn lại, có mùi thơm. Sau đó, thêm khoảng 1,5 lít nước vào, nêm một chút muối. Nấu đến khi nồi nước lẩu sôi, vớt bọt nổi lên và tiếp tục ninh trong khoảng 30 phút. Sau 30 phút, vớt gà ra để riêng. Như vậy, bạn đã hoàn thành bước ninh nước dùng lẩu.

Bước 3: Cách làm nước lẩu gà thập cẩm thơm ngon

Khi đã sơ chế xong, bạn chỉ cần bắc nồi lên bếp rồi đun nóng, cho thêm 4 muỗng dầu vào chảo. Sau đó, cho tỏi băm vào phi thơm, cho bột cà ri nước, cà ri khô, thịt gà, hạt điều, sả cắt khúc, nước dão, nước dừa xiêm xào đều lên để cho gà được ngấm gia vị.

Một trong những bí quyết của cách làm lẩu gà thập cẩm ngon là gà phải được ninh mềm. Khi gà chín mềm, bạn mới cho thêm nấm, cà rốt, khoai tây vào và tiếp tục đun cho đến khi các nguyên liệu trong nồi lẩu chín hết. Để món ăn thêm đậm đà, bạn có thể nêm nếm theo khẩu vị của mỗi người.

Cách làm lẩu gà thập cẩm chuẩn nhà hàng

Bước 4: Thành phẩm

Với những công đoạn trên, có lẽ đa số bạn sẽ thấy các bước làm này của Michelia không hề phức tạp như bạn tưởng đúng không? Khâu cuối cùng là bạn chỉ cần đặt nồi lẩu ra bàn, trưng bày rau, thịt bò, hải sản, bún, mì... xung quanh và thưởng thức. Bạn có thể thêm một chút ớt, chanh, muối... để làm nước chấm cho món ăn thêm hấp dẫn.

Trưng bày và thưởng thức món lẩu gà thập cẩm

2. Lưu ý cần biết khi nấu lẩu gà thập cẩm

Vì đây là món lẩu gà thập cẩm, bạn hoàn toàn có thể ăn kèm với các đồ nhúng khác như hải sản, các loại thịt, các loại rau. Không nhất thiết phải đúng công thức trên mới chuẩn vị. Bạn có thể kết hợp với các đồ ăn kèm khác để tăng hương vị phù hợp với sở thích của gia đình bạn.

3. Cách chọn gà ăn lẩu tươi ngon

Để đảm bảo an toàn thực phẩm, bạn nên lưu ý những mẹo chọn mua gà ngon sau đây. Đối với gà ta, hãy chọn những con có da màu vàng nhạt, mỏng, độ đàn hồi cao. Trên da không được có vết bầm tím hoặc tụ máu, vì đây có thể là những con gà đã chết trước khi làm. Thịt gà ngon trông phải tươi và không có mùi hôi. Bạn có thể dùng tay ấn vào thân, lườn hoặc đùi của con gà để kiểm tra. Nếu thịt săn chắc là gà ngon. Nếu thịt nhão, trơn, biến dạng thì phải tránh mua vì có thể đã bị tiêm nước.

Hy vọng với những kinh nghiệm từ thực tế mà Michelia đã chia sẻ, bạn sẽ thành công với việc chế biến cách làm lẩu gà thập cẩm. Bởi suy cho cùng, món ăn này hay bất cứ món ăn nào khác chỉ cần cái tâm của người nấu thì các món ăn đều ngon và tuyệt vời hơn cả, đúng không?

1