Vào những ngày thời tiết se lạnh, lẩu là một món ăn phù hợp để cùng nhau sum vầy, gắn kết gia đình. Một trong số đó là lẩu lòng bò với độ dai giòn sần sật cùng nước lẩu cay nồng làm nhiều người mê mẩn. Để nấu thành công món lẩu này, hãy cùng tìm hiểu 2 cách nấu lẩu lòng bò tại nhà ngon tuyệt.
1. Giới thiệu món lẩu lòng bò
Món lẩu lòng bò là một món ăn độc đáo và thơm ngon với sự kết hợp tinh tế của những miếng lòng bò tươi ngon cùng các loại rau củ thơm ngon. Món ăn này không chỉ đẹp mắt mà còn mang hương vị thơm ngon và rất giàu dinh dưỡng. Thịt bò cung cấp một hàm lượng protein cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó các loại rau ăn kèm cũng chứa rất nhiều vitamin, chất xơ có lợi cho hệ tiêu hóa.
Hương vị của lẩu lòng bò chính là điểm đặc biệt thu hút bất kỳ thực khách nào ngay trong lần đầu thưởng thức. Lòng bò được cắt thành từng miếng dài khoảng 1 đốt ngón tay, giòn tan. Nước dùng làm từ xương bò hoặc heo tươi ngon, hòa quyện cùng các loại gia vị tạo nên một hương vị độc đáo, hấp dẫn. Mùi thơm của nước dùng và lòng bò dai giòn khiến bạn không thể cưỡng lại.
2. Cách nấu lẩu lòng bò thập cẩm
Món lẩu lòng bò thập cẩm được kết hợp giữa nhiều loại nguyên liệu với nhau tạo nên một sự hòa quyện hài hòa, hấp dẫn. Nếu bạn chưa biết các nguyên liệu và cách chế biến món ăn này, hãy tham khảo hướng dẫn chi tiết dưới đây:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Các bước thực hiện:
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu trên, bắt đầu tiến hành thực hiện nấu lẩu bò. Các bước thực hiện món ăn này vô cùng đơn giản với các bước chi tiết sau đây:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Sơ chế xương ống, thịt và lòng bò:
- Lòng bò sau khi mua về cần sơ chế bằng cách bóp thật kỹ với muối rồi rửa lại thật sạch với nước.
- Để loại bỏ hoàn toàn mùi hôi, bạn có thể đun sơ qua cùng với nước gừng, để sôi khoảng 5 phút rồi vớt ra ngâm trong nước lạnh, để ráo và cắt thành các miếng nhỏ khoảng 1 đốt ngón tay.
- Thịt bò được sơ chế bằng cách ngâm trong nước muối loãng rồi rửa lại với nước sạch, để ráo và thái thành các miếng mỏng.
- Xương ống rửa sạch rồi nướng trong lò vi sóng khoảng 3 phút với 180 độ C để loại bỏ bớt mỡ còn, giúp nước dùng khi nấu được trong hơn.
Sơ chế đồ nhúng lẩu:
- Đầu tiên, củ cải rửa sạch lớp vỏ bên ngoài rồi gọt vỏ và thái thành các miếng mỏng khoảng 1cm.
- Tiếp theo, các loại rau củ ăn kèm nhặt bỏ lá úa, sâu bệnh sau đó cắt gốc và rửa sạch với nước. Đặc biệt, nấm kim châm có thể chứa chất hóa học, ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng. Vì vậy, bạn nên sơ chế các loại nấm bằng cách ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút rồi rửa lại qua 2 lần nước sạch rồi để ráo.
Bước 2: Ướp lòng bò
- Lòng bò sau khi sơ chế được ướp trong một tô lớn theo tỷ lệ 2 thìa nước mắm, 1 thìa hạt nêm, ½ thìa đường, ½ thìa hạt tiêu và 1 thìa mì chính.
- Trộn đều hỗn hợp trên và ướp trong khoảng 30 phút để các loại gia vị được hòa quyện với lòng bò. Bạn nên để lòng bò trong tủ lạnh để đảm bảo độ tươi giòn khi sử dụng.
Bước 3: Nấu nước dùng
- Đầu tiên, phi thơm hành tỏi băm rồi xào lòng cho săn lại.
- Sau đó, xương ống sau khi sơ chế được đun với một lượng nước vừa đủ trong nồi lớn.
- Tiếp theo, nêm nếm gia vị thêm khoảng 2 thìa hạt nêm, 1 thìa mì chính và hành, tỏi băm để nước lẩu được tròn vị.
- Sau khi đun sôi khoảng 20 phút, thêm củ cải trắng vào nấu cùng, bạn không nên cho củ cải vào quá sớm để tránh bị nát, mất độ tươi ngon.
Bước 4: Trình bày và thưởng thức
- Nước dùng khi đun sôi được cho vào nồi nhỏ trên bếp ăn lẩu hoặc bếp từ ở nhiệt độ khoảng 1500 - 2000 độ C để sử dụng dần.
- Các loại rau củ, viên thả lẩu, váng đậu và thịt bò được sắp xếp xung quanh thuận tiện để nhúng lẩu.
Yêu cầu thành phẩm
Chỉ với vài bước đơn giản trên, bạn đã có ngay một nồi lẩu lòng bò thơm ngon, đậm vị. Ngoài ra, bạn có thể trang trí và nêm nếm thêm gia vị cho vừa miệng. Lòng bò cần tươi giòn, không quá dai hòa quyện cùng nước dùng chua cay vô cùng đưa miệng.
3. Cách nấu lẩu lòng bò kiểu Hàn Quốc
Những món ăn có vị cay nồng kết hợp cùng vị chua nhẹ thường hợp khẩu vị với nhiều người. Một trong số đó không thể không kể đến món lẩu lòng bò kiểu Hàn Quốc. Tham khảo cách nấu món ăn này ngay dưới đây:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Ngoài ra, để món ăn có vị cay nồng, thơm ngon đúng điệu, bạn cần chuẩn bị thêm bột ớt và tương ớt Hàn Quốc. Ngoài ra, các loại gia vị như hạt nêm, mì chính, dầu ăn, bột canh cũng tạo nên hương vị của món ăn này.
Các bước thực hiện:
Lòng bò non và thịt bò được sơ chế cẩn thận giống như cách nấu lẩu bò thập cẩm. Tuy nhiên, điểm khác biệt ở bước ướp lòng bò. Để ướp lòng, bạn có thể thêm vào lòng đã ướp các loại gia vị theo tỷ lệ, 1kg lòng bò tương đương với:
- 4 thìa nước mắm
- 1 thìa bột ớt
- 1 thìa bột canh
- 1 thìa hạt nêm
- 1 thìa dầu ăn cùng với
- 1,5 thìa tương ớt Hàn Quốc để tạo vị cay nồng cho món ăn.
Sau khi ướp xong, để hỗn hợp tan hoàn toàn trong các loại gia vị khoảng 30 phút. Các bước nấu nước dùng và trình bày lẩu lòng bò cũng được thực hiện tương tự như lẩu thập cẩm. Để tạo thêm vị ngọt thanh bùi béo, bạn có thể thay thế nước lòng bằng nước dừa cho món lẩu này.
Yêu cầu thành phẩm
Lẩu lòng bò kiểu Hàn Quốc cần có vị cay vừa phải kèm với 1 chút vị chua thanh. Lòng bò được sơ chế sạch sẽ, nấu với lửa vừa đủ giúp giữ nguyên độ giòn, tươi ngon. Ngoài ra, món ăn còn được ăn kèm với rau sống giúp giải ngấy, đồng thời, bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
4. Bí quyết sơ chế lòng bò nhanh, sạch
Nguyên liệu chính của món lẩu lòng bò là lòng bò non được sơ chế kỹ càng, sạch sẽ nhưng vẫn giữ được hương vị đặc trưng vốn có. Tuy nhiên, công đoạn này thường tốn nhiều thời gian, để thuận tiện hơn, bạn có thể áp dụng các cách sơ chế lòng bò dưới đây:
- Sơ chế lòng bò bằng bột mì: Để làm sạch lòng bò, bạn có thể sử dụng bột mì. Đầu tiên, lột lòng bò lại rồi rửa sạch với nước, sau đó chà và bóp khoảng 15 phút với bột mì để loại bỏ phần mỡ và các tạp chất còn lại trên bề mặt bò. Tiếp theo, chà lòng bò cùng với giấm, chanh thêm 1 lần nữa rồi rửa lại với nước. Như vậy, bạn đã có thể loại bỏ hoàn toàn các cặn bẩn còn lại trong lòng.
- Sơ chế lòng bò bằng nước muối và chanh: Nước muối và chanh là 2 thành phần được sử dụng phổ biến để làm sạch, giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại. Chanh là loại trái cây có hàm lượng axit cao giúp làm mềm và loại bỏ các phần mỡ thừa còn bám trên bề mặt lòng. Cách sử dụng phương pháp này rất đơn giản, bạn chỉ cần ngâm lòng bò với khoảng 3 thìa muối và 2 quả chanh trong khoảng 15 phút rồi rửa sạch với nước.
- Chần lòng bò với giấm: Nếu bạn không yên tâm khi thực hiện 2 cách sơ chế trên thì có thể áp dụng cách chần lòng bò với giấm. Với phương pháp này, bạn hoàn toàn có thể yên tâm bởi lòng đã được chần với nước sôi nóng có thể loại bỏ hết các cặn bẩn còn sót lại. Ngoài ra, giấm cũng có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả. Bạn chỉ cần cho nửa chén giấm đun sôi rồi cho lòng vào chần qua khoảng 3 phút. Sau đó, cho vào bát đá lạnh để giữ độ giòn của lòng.
5. Một số lưu ý để nấu lẩu lòng bò thơm ngon, hấp dẫn
Ngoài các cách làm trên, món lẩu lòng bò thơm ngon còn phụ thuộc vào các nguyên liệu, nước dùng đi kèm. Để hoàn thành món lẩu này một cách hoàn hảo, hấp dẫn nhất, bạn có thể tham khảo một số lưu ý sau đây:
- Cách nấu nước dùng trong, thơm ngon: Để nước dùng được trong, thay vì việc cho xương sống trực tiếp vào ninh, bạn nên nướng qua để loại bỏ phần mỡ thừa còn sót lại. Bên cạnh đó, sử dụng nước dừa để món ăn có vị bùi béo, ngọt thanh.
- Lựa chọn lòng bò ngon: Nguyên liệu chính của món lẩu là lòng bò, để chọn được lòng ngon, bạn nên chọn lòng non, độ dày vừa phải. Tránh mua những đoạn lòng đã để quá lâu bốc mùi hôi.
- Nấu nước dùng đủ thời gian: Xương ống cần được hầm trong thời gian dài để có thể tiết ra vị ngọt đặc trưng. Nhiều người lựa chọn hạt nêm thay cho xương ống, cách làm này thường nhanh gọn hơn. Tuy nhiên, nước dùng khi nấu thường không có độ sánh và ngon bằng so với nước hầm xương.
Tổng kết
Như vậy, trong bài viết trên, chúng ta đã tìm hiểu 2 cách nấu lẩu bò cùng những lưu ý và bí quyết để hoàn thành món ăn đạt độ ngon nhất. Hy vọng bạn sẽ áp dụng các cách trên để nấu món lẩu này cho cả gia đình cùng thưởng thức. Chúc bạn thành công!
Đừng quên theo dõi các bài viết về chủ đề chăm sóc sức khỏe và làm đẹp được cập nhật hàng ngày trên Bestme bạn nhé!