Ẩm thực

6 cách nấu giả cầy ngon chuẩn vị đổi gió cho bữa cơm nhà

CEO Kenvin LK

Giả cầy là một món ăn ngon mà nhiều người Việt vô cùng yêu thích. Cách làm giả cầy rất đơn giản, bạn có thể kết hợp nhiều loại nguyên liệu để chế biến nên...

Giả cầy là một món ăn ngon mà nhiều người Việt vô cùng yêu thích. Cách làm giả cầy rất đơn giản, bạn có thể kết hợp nhiều loại nguyên liệu để chế biến nên món ăn này. Trong bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn bạn cách nấu giả cầy thơm ngon, tròn vị theo 2 miền Bắc - Nam, đảm bảo ai ăn cũng thích mê.

Chọn nguyên liệu nấu giả cầy

Món giả cầy thường được làm từ thịt chân giò heo. Bạn có thể mua chúng ở bất cứ cửa hàng thịt nào thế nhưng để chọn được phần chân ngon thì không phải ai cũng biết cách. Thịt chân giò sẽ chia thành 2 loại là chân giò trước và chân giò sau. Thường người ta sẽ chọn chân giò trước cho món giả cầy. Bởi thịt mỏng, nhiều gân và mềm ngọt hơn. Ngược lại, phần chân sau lại nhiều mỡ, dễ bị ngấy.

Chọn nguyên liệu mua chân giò

  • Độ tươi của thịt: Nên mua phần thịt có màu hồng tươi rói, vết cắt sáng và khô, đặc biệt không bị hôi, tanh cũng như các hạt lạ trên bề mặt.
  • Kiểm tra độ đàn hồi của thịt: Ưu tiên khối thịt rắn chắc, thớ đều.

Trong cách nấu giả cầy truyền thống, ngoài thịt chân giò ngon còn có 2 loại gia vị không thể thiếu là mẻ và mắm tôm. Về mẻ nấu giả cầy thì bạn có thể dùng mẻ làm sẵn ở nhà hoặc mua tại các cửa hàng bán đồ khô ở chợ. Mẻ ngon sẽ có màu tươi sáng, cơm mẻ nhuyễn, mềm, mùi chua dịu nhẹ. Đối với mắm tôm, loại ngon sẽ có màu sẫm giống sim tím, khi ngửi thấy mùi hơi nồng và không có vị tanh.

Hướng dẫn sơ chế chân giò

Hiện nay, đa số các quầy bán thịt lợn đều sơ chế sẵn phần thịt chân giò nấu giả cầy. Trong trường hợp bạn mua thịt chân giò chưa qua sơ chế thì có thể tham khảo các bước dưới đây.

  • Chân giò mua về đem khò cho lớp da vàng đều để thui hết phần lông trên bề mặt.
  • Cho chân giò vào chậu nước, chà sạch cho tới khi da heo không còn vết đen bám lại.
  • Chặt phần chân giò thành từng miếng vừa ăn sau đó đem chần qua nước sôi chừng 3 phút thì rửa lại với nước lạnh, để ráo. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng chanh/giấm hoặc muối hột chà xát lên bề mặt chân giò để khử sạch mùi hôi thay vì chần trong nước sôi nhé.

Cách nấu giả cầy chân giò kiểu miền Bắc

Người miền Bắc có cách nấu giả cầy cực kỳ ngon. Bằng những nguyên liệu dễ kiếm, gia vị quen thuộc có sẵn trong nhà bếp cùng 1 vài thao tác đơn giản là bạn đã có ngay món giả cầy ngon chiêu đãi cả gia đình.

Nguyên liệu làm giả cầy

  • 2 cái chân giò
  • 1 củ riềng
  • 2 thìa mắm tôm
  • 2 thìa mẻ
  • 1 thìa bột nghệ
  • 3 cây sả
  • 1 củ hành khô
  • Nước mắm, muối, hạt nêm...

Cách nấu giả cầy bằng thịt chân giò ngon

Bước 1: Sơ chế chân giò và nguyên liệu khác

  • Chân giò mua về, rửa với nước sạch, dùng ít muối hạt sát đều và rửa thật sạch lại. Tiếp đó cho chân giò lên bếp ga hoặc bếp than thui cháy toàn bộ phần lông còn sót lại, thui cho phần thịt hơi xém xém lại là được. Khi thui hãy thui bằng lửa to để giúp bì lợn thơm hơn và khi nấu giả cầy sẽ giòn ngon hơn.
  • Chân giò thui xong cạo bỏ phần cháy, rửa lại cho sạch rồi chặt thành khúc vừa ăn.
  • Riềng rửa sạch, thái lát. Sả bỏ bớt phần vỏ già, rửa sạch, cắt khúc nhỏ. Hành khô băm nhỏ.
  • Cho riềng và sả vào máy xay xay nhỏ.

Bước 2: Ướp giả cầy

  • Cho riềng, sả, mẻ, mắm tôm, bột nghệ và 1 thìa canh nước mắm vào thịt chân giò đã chặt, đảo thật đều rồi ướp khoảng 1 - 2 tiếng.

Bước 3: Nấu giả cầy

  • Phi thơm hành khô băm với ít mỡ lợn hoặc dầu ăn(nhớ là cho ít nếu không sẽ làm mất vị riềng mẻ). Cho thịt giò heo đã ướp vào sào, đảo đều cho đến khi thấy thịt chân giò săn lại.
  • Thịt chân giò săn lại thì cho nước xâm xấp vào nồi và đun lửa nhỏ. Nấu thịt giả cầy cho đến khi nước cạn gần hết, thịt giả cầy chín mềm thì nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn. Nấu tiếp cho đến khi nước sốt còn lại sệt sệt thì tắt bếp.

Hoàn thành và thưởng thức Cách nấu giả cầy này sẽ cho ra món ăn ngon xuất sắc. Múc giả cầy ra bát và ăn khi còn nóng. Thịt chân giò thơm thơm mùi riềng, mẻ, mắm tôm, chân giò mềm mềm, da có độ giòn giòn ăn rất ngon.

  • Giả cầy ăn với rau gì?: Thịt giả cầy thường ăn với rau mùi tàu, rau ngổ, húng quế, rau răm, tía tô, lá mơ lông…
  • Món thịt chân giò nấu giả cầy ăn với cơm trắng vào những ngày trời mát rất đưa cơm.

Cách nấu giò heo giả cầy miền Trung

Cách nấu giả cầy của người miền Trung cũng không có quá nhiều sự khác biệt so với miền Bắc.

Nguyên liệu

  • Thịt chân giò heo: 1.5kg
  • Mẻ: 3 thìa
  • Mắm tôm: 4 thìa
  • Sả: 3 cây
  • Hành tím: 3 củ
  • Riềng: 1 củ
  • Bột nghệ: 1 thìa
  • Rau răm, rau sống ăn kèm
  • Gia vị: Hạt nêm, bột canh…

Hướng dẫn cách nấu giả cầy miền Trung

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Thịt chân giò mua về đem rửa thật sạch, dùng ít muối hạt chà xát đều bề mặt thịt, rửa lại với nước sạch.
  • Riềng rửa sạch, bòc sạch vỏ già, cắt lát mỏng.
  • Hành tím bóc vỏ, rửa sạch và băm nhỏ.
  • Rau răm rửa sạch và cắt nhỏ.

Bước 2: Ướp thịt

  • Cho thịt chân giò, riềng, hành, mẻ, mắm tôm, bột nghệ, hạt nêm, bột canh vào một tô lớn.
  • Trộn đều các nguyên liệu và ướp trong vòng 30 phút.

Bước 3: Nấu giả cầy

  • Bắc nồi lên bếp, thêm một ít dầu ăn và hành tím đã băm vào phi thơm.
  • Tiếp đó, cho thịt chân giò đã ướp vào xào lên.
  • Khi thịt chân giò đã săn lại, tiếp tục cho nước vào nồi và đun nhỏ lửa. Nấu thịt giả cầy cho đến khi nước cạn hết, thịt giả cầy chín mềm.
  • Nêm nếm gia vị theo khẩu vị của gia đình.

Hoàn thành và thưởng thức Món thịt giả cầy miền Trung đã sẵn sàng để thưởng thức. Phần thịt chân giò mềm, thơm mùi riềng, mẻ, mắm tôm rất hấp dẫn. Bạn có thể ăn kèm với cơm trắng hoặc bún. Thêm rau răm, rau sống, húng quế, tía tô... để tăng thêm hương vị cho món ăn. Thật tuyệt vời!

Các cách nấu giả cầy từ thịt vịt, sườn non và cách nấu bún giả cầy cũng rất thú vị và ngon miệng. Hãy thử và khám phá những món ăn mới để bữa cơm gia đình thêm phong phú và thú vị. Chúc bạn thành công!

1