Nhắc đến các món bún ngon chắc chắn không thể bỏ qua bún măng vịt. Tùy vào từng vùng miền, địa phương sẽ có cách nấu bún măng vịt khác nhau. Bạn có thể ăn bún vịt nấu măng kiểu thông thường hoặc làm kiểu bún chấm cũng cực kỳ lạ miệng.
Vậy cách nấu bún măng vịt thế nào? ăn bún măng vịt có tốt không? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.
1 bát bún măng vịt bao nhiêu calo?
Theo các chuyên gia, bún măng vịt rất giàu dinh dưỡng. Ước tính, trong 1 bát bún măng vịt có thể chứa tới 600 calo. Tùy vào số lượng các nguyên liệu bạn thêm vào bát bún mà con số này có thể tăng lên hoặc giảm đi. Tuy nhiên, 600 calo vẫn là một con số khá cao so với các loại bún thông thường.
Tuy hàm lượng calo cao nhưng bạn vẫn có thể ăn bún măng vịt khoảng 1 lần/tuần. Thay vì ăn ngoài hàng, bạn nên tự nấu bún măng vịt tại nhà, vừa ngon, đảm bảo vệ sinh lại dễ dàng điều chỉnh nguyên liệu tùy theo sở thích.
1 Nấu bún măng vịt măng khô
Cách nấu bún măng vịt với măng khô đơn giản, dễ làm lại không tốn nhiều công sức.
1.1. Nguyên liệu nấu bún măng vịt măng khô
- Vịt: 1 con
- Măng khô: 500g
- Gừng: 1 củ
- Ớt: 2 quả
- Tỏi: 2 củ
- Hành khô: 3 củ
- Rượu trắng: 100ml
- Hành lá, rau mùi, rau răm
1.2. Chi tiết cách nấu bún măng vịt măng khô
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Vịt mua về đem rửa sạch rồi cho vào bát tô lớn. Thêm vào đây 5 thìa rượu, gừng tươi đập dập và 1 - 2 thìa muối.
- Dùng tay chà xát các nguyên liệu lên thân của vịt, để khoảng 30 phút sau đó rửa lại thịt vịt với nước sạch. Thao tác này sẽ giúp cho thịt vịt không bị nhớt và khử hết mùi hôi.
- Lấy 2 củ hành khô, 1 củ gừng đem đi nướng trên bếp cho tới khi có mùi thơm thì gắp ra. Bóc phần vỏ bám bên ngoài của hành và gừng sau đó đập dập.
- Măng khô ngâm nở rồi xé thành từng sợi nhỏ vừa ăn.
- Tỏi và hành khô bóc vỏ, băm nhỏ. Rau thơm rửa sạch, thái nhỏ.
*Mẹo hay: Nếu trong nhà không có sẵn rượu trắng thì bạn có thể dùng chanh hoặc giấm để thay thế.
Thái chanh tươi thành từng lát rồi dùng tay chà xát chanh lên thân của vịt. Axit trong chanh sẽ có tác dụng làm sạch phần thịt vịt cũng như khử đi mùi hôi vốn có.
Về phần măng khô, do măng đã được phơi lâu nên muốn măng nở bạn phải ngâm trong khoảng từ 6 - 8 tiếng.
Trong suốt thời gian ngâm cần tiến hành thay nước thường xuyên như thế măng mới mềm và ngon. Nếu thời gian gấp rút, bạn có thể ngâm măng với nước nóng, như thế măng sẽ nở to và dễ xé hơn.
Bước 2: Xào măng khô
- Măng khô sau khi xé sợi đem rửa sạch rồi vớt ra rổ và để cho ráo nước.
- Bắc chảo lên bếp rồi thêm vào đây 1 chút dầu ăn. Đợi dầu nóng thì cho hành và tỏi khô băm nhỏ vào phi thơm.
- Trút phần măng đã sơ chế ở bước 1 vào xào. Nêm nếm thêm 1 chút gia vị cho vừa ăn. Nếu thấy măng khô quá thì thêm vào đây 1 chén nước rồi vặn nhỏ lửa. Đun khoảng 30 phút cho măng nhừ.
Bước 3: Luộc thịt vịt Trong lúc chờ măng chín, bạn đem thịt vịt đi luộc.
- Xếp thịt vịt đã làm sạch vào nồi rồi thêm khoảng 1.5 lít nước, hành, gừng đã nướng thơm vào và bật bếp lên đun.
- Khi nồi vịt sôi lên thì vặn nhỏ lửa. Chờ tới khi vịt chín mềm thì vặn nhỏ lửa. Chú ý, để nước dùng bún măng vịt ngon, trong quá trình luộc bạn nên dùng muôi hớt phần bọt nổi bên trên đi.
- Vớt vịt ra đĩa, để nguội.
*Mẹo hay: Luộc vịt cần chú ý thời gian để tránh vịt chín quá mềm hoặc quá non. Thời gian luộc vịt lý tưởng nhất là 40 phút.
Để biết vịt chín hay chưa, bạn có thể sử dụng 1 chiếc đũa đâm vào phần thịt vịt. Nếu không thấy tiết ra nước đỏ thì có nghĩa là vịt đã chín.
Bước 4: Cách nấu bún măng vịt phần nước dùng Sau khi vớt vịt ra, bạn trút ngay phần măng đã xào chín ở bước 2 vào. Đun thêm cho tới khi măng mềm là được. Nêm nếm thêm gia vị để nồi nước dùng đậm đà, thơm ngon và hợp khẩu vị của gia đình.
Bước 5: Hoàn thành món bún măng vịt
- Chặt vịt thành từng miếng vừa ăn. Nếu nhà có trẻ nhỏ hoặc người lớn tuổi, bạn có thể lọc bỏ xương rồi thái thịt thành miếng mỏng để dễ thưởng thức hơn.
- Chần bún qua nước sôi rồi đổ ra bát. Lần lượt xếp thịt vịt, măng khô và rau thơm thái nhỏ lên trên sau đó chan nước dùng ngập phần bún.
Món bún vịt nấu măng thơm nức mũi với thịt vịt chín mềm, ngọt thơm. Măng khô giòn sần sật đặc trưng quyện với hương thơm của các loại gia vị, tất cả tạo nên một bát bún măng vịt ngon khó cưỡng.
2 Cách nấu bún măng vịt măng tươi
Khoảng thời gian từ tháng 2 tới tháng 8 âm lịch hàng năm là lúc măng mọc lên rất nhiều. Ở chợ bán đủ các loại từ măng nứa, măng tre, măng trúc. Măng tươi mà giá lại rẻ, mua ngay về rồi học cách nấu bún măng với măng tươi để đãi cả nhà nhé.
2.1. Nấu món bún vịt măng tươi cần có những gì?
- Vịt: 1 con
- Măng tươi: 500g
- Chanh: 1 quả
- Hành lá, rau mùi tàu
- Gừng: 1 củ
- Tỏi, hành khô: Mỗi loại 1 củ
- Bún tươi: 1kg
- Nước mắm, muối, mì chính, hạt tiêu
2.2. Hướng dẫn cách nấu bún măng vịt
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Thịt vịt rửa sạch rồi cho vào bát tô lớn. Thêm vào đây 2 - 3 thìa rượu/giấm ăn, 1 củ gừng đập dập, 1 thìa muối sau đó chà xát nhiều lần trên da vịt để loại bỏ mùi hôi của thịt.
- Rửa lại thịt vịt với nước sạch sau đó để cho ráo nước và chặt phần thịt thành từng miếng vừa ăn.
- Hành lá, mùi tàu rửa sạch rồi thái nhỏ. Gừng cạo sạch vỏ, băm nhỏ.
- Măng tươi rửa sạch, thái miếng.
Bước 2: Luộc măng tươi
- Măng tươi sau khi rửa sạch thì cho vào nồi rồi thêm nước và luộc chín. Vì trong măng có chứa độc tố cyanide nên việc luộc măng sẽ giúp loại bỏ chất độc này. Đã từng có không ít trường hợp bị nhiễm độc acynide dẫn tới nguy kịch thậm chí là tử vong, do đó khâu sơ chế măng cực kỳ quan trọng.
- Trong quá trình luộc măng, bạn cần thay nước luộc măng liên tục, luộc trong nhiều giờ để đảm bảo măng đã hết độc tố trước khi đem đi nấu bún măng vịt hay chế biến bất cứ món ăn nào.
- Măng chín, bạn vớt măng ra rồi thái miếng vừa ăn.
*Mẹo hay: Trong trường hợp không có thời gian thay nước luộc măng liên tục hoặc ngâm măng qua đêm, bạn có thể thêm 1 nắm rau ngót hoặc vài quả ớt tươi vào nồi măng luộc. Người ta cũng luộc măng với nước vôi trong để loại bỏ chất độc nhanh hơn.
Bước 3: Ướp thịt vịt
- Cho phần thịt vịt vào tô lớn sau đó thêm vào đây 2 thìa nước mắm, 2 thìa muối, 2 thìa đường và ½ chỗ hành, tỏi băm nhỏ. Dùng đũa đảo đều lên rồi ướp trong khoảng 30 phút để thịt vịt ngấm.
- Dùng màng bọc thực phẩm bọc kín bát thịt vịt lại rồi ướp chừng 30 - 45 phút cho ngấm gia vị.
Bước 3: Xào măng
- Bắc chảo sạch lên bếp sau đó thêm khoảng 1 thìa dầu ăn. Dầu nóng, cho phần hành tỏi băm nhỏ vào phi thơm rồi trút măng tươi vào xào chín. Nêm nếm thêm gia vị để măng đậm đà và giòn ngọt hơn.
Bước 4: Nấu bún măng vịt
- Cho dầu ăn vào nồi rồi bật bếp đun nóng. Phi thơm hành, tỏi sau đó trút vịt đã ướp, gừng thái lát vào xào cùng.
- Thịt vịt săn lại thì đổ nước lã vào và đun sôi. Nhớ vặn nhỏ lửa để thịt chín mềm, ngon.
*Nên chú ý thời gian để tránh vịt chín quá mềm hoặc quá non. Thời gian luộc vịt lý tưởng nhất là 40 phút.
Bước 5: Thành phẩm
- Chần bún tươi qua nước sôi rồi trút ra bát tô.
- Xếp thịt vịt, măng cùng các loại rau thơm đã thái nhỏ lên bên trên.
- Chan nước dùng ngập bề mặt bán bún rồi thưởng thức.
- Đừng quên làm một bát nước mắm gừng tỏi ớt để chấm thịt vịt thêm đậm đà nhé.
Với cách nấu bún măng vịt măng tươi này, bạn sẽ có được những tô bún thơm ngon, giàu dinh dưỡng. Một bát bún măng vịt ngon phần nước dùng phải trong, đậm đà. Thịt vịt chín mềm nhưng không quá nhừ, măng giòn sần sật và tuyệt nhiên không thể thiếu các loại rau thơm ăn kèm như húng quế, mùi tàu…
3 Cách nấu bún vịt măng chua
Ngoài dùng để nấu canh cá, người ta còn dùng măng chua để nấu cùng thịt vịt ăn với bún cực kỳ ngon.
3.1. Nguyên liệu nấu bún vịt măng chua
- Thịt vịt: 1 con
- Gừng: 1 củ
- Rượu/giấm ăn
- Hành tím, tói băm
- Măng chua: 500g
- Nước mắm, mì chính, muối, hạt tiêu
- Hành lá, mùi tàu
3.2. Cách nấu bún măng vịt măng chua
Bước 1: Sơ chế các loại nguyên liệu nấu bún
-
Thịt vịt rửa sạch rồi cho vào bát tô lớn. Thêm vào đây 2 - 3 thìa rượu/giấm ăn, 1 củ gừng đập dập, 1 thìa muối sau đó chà xát nhiều lần trên da vịt để loại bỏ mùi hôi của thịt.
-
Rửa lại thịt vịt với nước sạch sau đó để cho ráo nước và chặt phần thịt thành từng miếng vừa ăn.
-
Hành lá, mùi tàu rửa sạch rồi thái nhỏ. Gừng cạo sạch vỏ, băm nhỏ.
-
Măng chua rửa sạch, thái miếng.
Bước 2: Ướp thịt vịt
-
Cho phần thịt vịt vào tô lớn sau đó thêm vào đây 2 thìa nước mắm, 2 thìa muối, 2 thìa đường và ½ chỗ hành, tỏi băm nhỏ. Dùng đũa đảo đều lên rồi ướp trong khoảng 30 phút để thịt vịt ngấm.
-
Dùng màng bọc thực phẩm bọc kín bát thịt vịt lại rồi ướp chừng 30 - 45 phút cho ngấm gia vị.
Bước 3: Nấu nước dùng chan bún măng vịt
-
Bắc nồi lên bếp, thêm dầu ăn rồi cho hành vào phi thơm. Khi thấy hành ngả vàng, bạn cho phần thịt vịt vào xào. Quan sát phần thịt vịt đã săn lại thì đổ thêm 1.5 lít nước lã vào đun sôi rồi vặn lửa nhỏ để thịt vịt chín từ từ.
-
Trong lúc chờ nồi canh vịt, bạn bắc 1 chảo nhỏ lên bếp sau đó thêm dầu ăn và trút măng chua vào xào khoảng 5 - 7 phút.
-
Khi măng chín, trút măng vào nồi canh vịt và hầm thêm khoảng 40 phút nữa là được.
Bước 4: Hoàn thành món bún măng vịt
-
Nêm nếm lại nồi canh măng vịt rồi chuẩn bị thưởng thức.
-
Chần bún qua nước sôi rồi cho ra bát tô.
-
Xếp thịt vịt, măng chua bày lên trên, rắc thêm hành, mùi tàu thái nhỏ rồi chan nước dùng ngập mặt bún.
Món bún vịt nấu măng chua này hấp dẫn mọi giác quan nhờ vị chua thanh, dịu nhẹ của măng chua, vị ngọt của thịt vịt, đậm đà của các loại gia vị, tất cả hòa quyện tạo nên một món bún ngon ai ăn cũng mê tít.
Ăn bún măng vịt có tốt không?
Bún măng vịt rất giàu dinh dưỡng, tuy nhiên ăn bún măng vịt có tốt không thì lại phụ thuộc vào đối tượng ăn nó.
Trên thực tế, bún măng vịt rất giàu các dưỡng chất thiết yếu tốt cho sức khỏe. Các chuyên gia tìm thấy, trong thịt vịt có chứa lượng đạm rất lớn. Bên cạnh đó, thịt vịt còn giàu vitamin A, B1, D, sắt và canxi cùng nhiều dưỡng chất thiết yếu khác.
Chưa dừng lại ở đó, vì thịt vịt có tính hàn thế nên khả năng giải nhiệt và thải độc cực kỳ tốt.
Về phần măng thì loại thực phẩm này sẽ bổ sung cho cơ thể chất xơ tự nhiên. Ăn một lượng măng vừa đủ sẽ giúp giảm lượng cholesterol đồng thời cải thiện sức khỏe của tim mạch và đường ruột.
Mặc dù nhiều dinh dưỡng nhưng các chuyên gia vẫn khuyên bạn không nên ăn quá nhiều bún măng vịt. Vì thịt vịt thuộc vào nhóm các loại thực phẩm khó tiêu nên nếu ăn quá nhiều sẽ gây đầy bụng. Ngoài ra, ăn nhiều măng cũng không tốt, nhất là măng lại có chứa độc tố, nếu tích tụ quá nhiều sẽ dễ bị ngộ độc.
Một số đối tượng không nên ăn bún măng vịt:
- Người mắc bệnh gout
- Những người có hệ tiêu hóa không tốt
- Người mới làm phẫu thuật hoặc có vết thương
- Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai
- Người lớn tuổi, trẻ em
- Người có thể hàn
Trên đây là 3 cách nấu bún măng vịt ngon với măng khô, măng tươi, măng chua dành cho hội yêu bếp. Chúc bạn chọn được 1 công thức nấu bún ngon để chiêu đãi cho cả nhà những ngày chán cơm.