Lòng bò là một trong các món ăn khoái khẩu được nhiều người yêu thích, đặc biệt là đấng mày râu. Sự dai giòn và béo ngậy của món lẩu đã làm siêu lòng biết bao người. Vậy cách nấu lẩu lòng bò như thế nào? Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn 2 cách nấu lẩu lòng bò đơn giản nhất.
Cách 1: Cách nấu lẩu lòng bò thập cẩm
Chuẩn bị
- 1 kg lòng bò
- 1 quả dứa
- 1 quả dừa
- 3 quả cà chua
- 1 kg bún tươi ăn kèm (hoặc bánh đa, bánh phở hoặc mì tôm)
- 2 củ hành tím
- 6 tép tỏi
- 2 quả ớt
- Gia vị: hạt nêm, muối, tiêu, đường, sa tế, ngũ vị hương
Chỉ với vài bước cơ bản, bạn và gia đình đã có một nồi lẩu lòng bò ngon chuẩn vị rồi.
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu nấu lẩu lòng bò thập cẩm
- 1 kg lòng bò
- 1 quả dứa
- 1 quả dừa
- 3 quả cà chua
- 1 kg bún tươi ăn kèm (hoặc bánh đa, bánh phở hoặc mì tôm)
- 2 củ hành tím
- 6 tép tỏi
- 2 quả ớt
- Gia vị: hạt nêm, muối, tiêu, đường, sa tế, ngũ vị hương
Bước 2: Sơ chế, ướp lòng bò
Sơ chế lòng bò
Thông thường, lòng bò khi mua về có thể còn mang mùi hôi, và điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mùi vị của món lẩu. Vì vậy, để cách nấu lẩu lòng bò được ngon nhất, bạn có thể sử dụng giấm ăn, muối và chanh để khử mùi. Cụ thể như sau:
- Đầu tiên, lộn trái lòng bò.
- Tiếp theo, sử dụng muối và chanh kết hợp với một chút bột mì để chà sạch lòng. Rửa lại bằng nước sạch sau đó.
- Sau khi rửa sạch, cho lòng bò vào nước sôi, thêm 1 muỗng nước mắm và 1 muỗng giấm ăn để khử độ nhớt và nhờn của lòng bò.
- Vớt ra và để ráo nước, sau đó thái thành miếng vừa ăn.
Ướp lòng bò
Bạn ướp lòng bò với gia vị theo công thức: 1 thìa cafe muối, 1 thìa cafe bột nêm, 1/2 thìa cafe bột ngọt, 1/2 muỗng canh nước mắm, 1 thìa cafe ớt sa tế, 1 thìa cafe ngũ vị hương. Đảo đều và để trong vòng 20-30 phút cho ngấm gia vị.
Loại bỏ mùi hôi của lòng bò
Bước 3: Sơ chế một số nguyên liệu khác
- Nấm rơm: Gọt bỏ phần chân nấm, ngâm với nước muối sau đó rửa lại bằng nước sạch.
- Hành tím: Bóc vỏ, băm nhuyễn cùng với 6 tép tỏi và 2 quả ớt. Rửa sạch gừng, gọt vỏ và thái thành lát mỏng.
- Dứa: Gọt vỏ, bỏ mắt và cắt thành khúc có độ dày 1-2cm.
- Cà chua: Rửa sạch và bổ thành 4 như bổ múi.
- Rau ăn kèm: Nhặt gốc, lá úa, lá sâu, rửa sạch và ngâm với nước muối loãng, vớt ra để ráo nước.
Bước 4: Cách làm nước lẩu lòng bò thập cẩm
- Đặt một chiếc nồi lên bếp, cho một ít dầu ăn, tỏi và gừng vào nồi, đun sơ qua để thơm. Sau đó cho ớt băm vào, đảo đều và đổ nước dừa vào nồi, đun sôi.
- Thêm nấm rơm và dứa vào nồi, đun trong vòng 3-4 phút.
- Cho hỗn hợp lòng bò đã sơ chế vào nồi, đun nhỏ lửa.
- Nấu hỗn hợp trên đến khi lòng có độ dai vừa phải, sau đó cho cà chua và tiêu vào nồi. Nấu thêm một chút nữa và tắt bếp.
"Thì bò là nguyên liệu quen thuộc trong mỗi bữa ăn của các gia đình. Thì bò giàu dinh dưỡng, dễ ăn, không bị ngán. Ngoài xào, luộc, hấp,... thì thịt bò còn được dùng để làm lẩu."
Cách 2: Cách nấu lẩu lòng bò Hàn Quốc
Chuẩn bị
- 1,5 kg lòng bò non
- 1 quả dứa
- 1 bát nước dừa
- 300g nấm rơm
- Đậu hũ
- 4 quả cà chua
- Tương ớt Hàn Quốc
- Gia vị đi kèm: mắm nêm, dầu ăn, bột canh, mì chính...
Bước 1: Nguyên liệu làm lẩu lòng bò Hàn Quốc
- 1,5 kg lòng bò non
- 1 quả dứa
- 1 bát nước dừa
- 300g nấm rơm
- Đậu hũ
- 4 quả cà chua
- Tương ớt Hàn Quốc
- Gia vị đi kèm: mắm nêm, dầu ăn, bột canh, mì chính...
Bước 2: Các bước thực hiện làm lẩu lòng bò Hàn Quốc
Cách thực hiện tương tự với cách chế biến lẩu lòng bò thập cẩm. Tuy nhiên, để có vị cay chuẩn Hàn, trong nước lẩu lòng bò, bạn có thể cho thêm khoảng 1,5 muỗng canh tương ớt Hàn Quốc để nồi lẩu trở nên ngon xuýt xoa.
Thành phẩm lẩu lòng bò Hàn Quốc
Lẩu lòng bò ăn rau gì?
Khi ăn lẩu lòng bò, bạn có thể ăn kèm các loại rau củ như bắp cải, rau muống, rau cần, nấm các loại, đậu phụ...
Lưu ý khi chọn lòng bò làm lẩu ngon nhất
Khi nói đến lẩu lòng bò, nguyên liệu đóng vai trò quan trọng nhất là lòng bò. Để lựa chọn được lòng tươi, ngon, bạn có thể dựa vào các đặc điểm sau:
- Dựa vào màu sắc: Chọn những bộ lòng có màu hồng, vàng tự nhiên. Tránh mua những bộ lòng bò có màu trắng, vì lòng trắng thường là do người bán đã sử dụng thuốc tẩy. Điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Dựa vào phần ống ruột: Căng, tròn và trông tươi.
- Dựa vào phần dịch trong bộ lòng: Bộ lòng ngon thường có phần dịch màu trắng sữa.
Xem thêm:
- Cách nấu lẩu sườn bò thơm nức mũi
- Cách nấu lẩu xương bò ngon như ngoài hàng
- Cách nấu lẩu bò gân ngon suýt xoa
Như vậy có thể thấy rằng 2 cách nấu lẩu lòng bò cũng không quá khó đúng không nào? Hy vọng, các bạn sẽ ghi nhớ và áp dụng cho chính gia đình, bạn bè và người thân của mình. Đừng quên tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều món ngon khác nữa nhé!